Khi mới khởi nghiệp, bạn sẽ không tránh khỏi ược những khó khăn cũng như thử thách. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp để cùng các bạn phân tích.
Khó tìm được nguồn nhân sự chất lượng
Với những ứng cử viên giỏi, họ không chỉ tìm kiếm một công việc phù hợp, mà còn đặt ra những tiêu chí khắt khe về chính sách đãi ngộ, vị trí làm việc, cũng như lương bổng. Vì vậy, khi các công ty/doanh nghiệp startup thường khó có thể tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng, chịu sát cánh đối mặt với những rủi ro.
Nhưng nếu những người đồng hành non kinh nghiệm, chuyên môn không cao thì dự án khởi nghiệp khó có thể thành công. Đây là một trong các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp của các công ty startup.
Khó khăn về nguồn vốn đầu tư
Ngày nay, một số doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tích lũy nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị đầu tư. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, số doanh nghiệp startup có nhu cầu gọi vốn đầu tư nhiều hơn các nhà đầu tư. Mặt khác, họ còn tìm kiếm, thu hút các đối tượng này rót vốn cho mô hình kinh doanh của mình.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Về phương diện nhà đầu tư, họ cần đảm bảo đồng tiền của mình luôn sinh lời khi quyết định rót vốn vào các startup. Cho nên sẽ có ít cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng ban đầu sau một thời gian đầu tư.
Trong bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư thường thích đầu tư vào các startup đã ổn định, đang có sự phát triển hoặc có một chỗ đứng nhất định. Do đó, để thu hút được các nhà đầu tư và xây dựng được nguồn vốn vững chắc cho doanh nghiệp, thì các công ty, doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư cho các hoạt động tiếp thị dịch vụ/sản phẩm của mình.
Hạn chế trong việc giới thiệu sản phẩm
Trên thực tế, nhiều dự án khởi nghiệp ở nước ta chỉ biết cắm cúi làm ra sản phẩm mà chưa biết cách quảng bá, giới thiệu chúng đến với tay người tiêu dùng sao cho hiệu quả. Việc này cũng khiến cho khả năng dự án thành công không cao.
Không những thế, có những doanh nghiệp dù đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính lại không thuận lợi. Chính vì vậy, nếu bạn muốn năng cao khả năng cạnh tranh cho dự án của mình, thì cần phải có số liệu báo cáo được thực hiện bởi các đơn vị kế toán chuyên nghiệp.
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó, việc học quản trị kinh doanh online là bắt buộc trước khi bắt tay vào khởi nghiệp hoặc xây dựng mô hình kinh doanh. Thế nhưng, việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt. Đây cũng chính là một trong các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp của các doanh nghiệp/công ty.
Cho nên, bạn không chỉ học trên ghế nhà trường, trong sách vở mà khi quyết định khởi nghiệp bạn hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước trong lĩnh vực này. Nếu có thể, bạn hãy dành từ 3 – 5 năm đi làm tại các công ty hoặc tập đoàn lớn để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng mềm, cũng như nắm bắt thị trường trước khi có kế hoạch khởi nghiệp cụ thể.
Áp lực về thời gian
Khi tiến hành mở công ty/doanh nghiệp thời gian chuẩn bị càng dài mà không thu về lợi nhuận thì sẽ làm cho con số lỗ vỗ càng lớn. Nếu bạn chỉ lo bù đắp cho những hao hụt, tổn thất trong một thời gian quá lâu thì doanh nghiệp/công ty khó có thể “chống cự” nổi. Dễ hiểu vì sao mà nhiều công ty startup hiện nay thường đặt mục tiêu là thu được lợi nhuận ít nhất từ 2 – 3 tháng đầu hoạt động.
Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết cách sắp xếp thời gian khoa học, tập trung sức lực để hoàn thiện một công việc, một mục đích cụ thể. Đối với các bạn trẻ, đây không chỉ là khó khăn mà còn là thách thức lớn đối khi bắt đầu khởi nghiệp.
Nguồn: unica.vn
Bài viết liên quan: