COO là gì? Chức vụ của COO có cao hơn CEO?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc về vai trò của COO trong tổ chức. COO và CEO khác nhau ở điểm gì? COO có chức vụ cao hơn CEO không? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. COO là gì?

COO là chức vụ gì? Có mối quan hệ như thế nào với CEO?
COO là chức vụ gì? Có mối quan hệ như thế nào với CEO?

COO là viết tắt của cụm từ Chief Operating Officer, được gọi là Giám đốc Vận hành trong tiếng Việt. Chức vụ này thuộc bộ phận lãnh đạo cấp C-Level trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. COO giữ vai trò giám sát, quản lý, xây dựng và vận hành mọi hoạt động trong tổ chức đó.

2. Phân biệt COO với CEO

coo-la-chuc-vu-gi
COO là chức vụ gì? Có mối quan hệ như thế nào với CEO?
Khái niệm COO là gì thoạt nghe có vẻ rất giống với CEO nhưng hai vị trí này có điểm khác biệt. Khác với Giám đốc Điều hành CEO – Chief Executive Officer, người có vị trí cao nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong tổ chức doanh nghiệp, COO giữ vị trí thiết yếu thứ hai sau CEO, là người thực thi các quyết định mà CEO đưa ra.

Vậy COO là chức danh gì? Ở Việt Nam, nếu CEO là Tổng giám đốc thì COO là Phó tổng giám đốc. Ở nước ngoài, nếu CEO là Chủ tịch thì COO là Phó chủ tịch. Đây là 2 vị trí không thể tách rời, được xem là cơ quan đầu não của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.

3. Vai trò của COO trong tổ chức

Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động trong vận hành tổ chức
Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động trong vận hành tổ chức

Như đã nhắc đến ở trên, COO đóng vai trò là người xây dựng, quản lý và giám sát mọi hoạt động vận hành trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bao gồm văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh, các chính sách và cả quy trình hoạt động trong doanh nghiệp.

COO sẽ bám sát các đội nhóm trực tiếp thực thi những chiến lược và chính sách của doanh nghiệp. Từ đó, COO sẽ đưa ra đánh giá và quản lý mức độ hiệu quả của mọi hoạt động rồi báo cáo lại với CEO.

4. Mô tả công việc COO

Chi tiết những công việc và trách nhiệm phải đảm đương của COO là gì? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn làm rõ!

4.1. Công việc của COO là gì?

COO có trách nhiệm điều hành hoạt động thực thi công việc trong tổ chức
COO có trách nhiệm điều hành hoạt động thực thi công việc trong tổ chức

COO chịu trách nhiệm quan trọng trong cả hai mặt hành chính và kinh tế của doanh nghiệp:

  • Xây dựng và quản lý mọi quy trình hoạt động của từng bộ phận, đội nhóm và cá nhân.
  • Quản lý đội ngũ trực tiếp thực thi chiến lược và chính sách hoạt động của tổ chức. Đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.
  • Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ với mục tiêu duy trì và mở rộng văn hóa doanh nghiệp.
  • Thiết lập nên tầm nhìn, sứ mệnh và quản lý đội ngũ nhân viên, cùng đưa doanh nghiệp chạm đến với các mục tiêu đã đề ra.
  • Tiếp nhận và thực thi các quyết định đưa ra bởi CEO. Hỗ trợ CEO điều hành các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Cùng với CEO và các cấp lãnh đạo hoạch định ra các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Đôi khi, COO cũng nhận sự ủy thác của CEO, chịu mọi trách nhiệm trong việc quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Thiết lập và quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp, đối tác và khách hàng.

Bởi nắm giữ trọng trách lớn, COO cũng phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Nếu có bất cứ sai phạm gì, COO phải chịu mọi tổn thất.

4.2. KPI công việc của COO là gì?

Chỉ số KPI cần đạt được của COO là gì?
Chỉ số KPI cần đạt được của COO là gì?

Đây là các chỉ số đo lường hiệu quả công việc của một COO:

  • Thời gian đơn hàng được hoàn thiện – Order Fulfilment Cycle Time
  • Tỷ lệ số lần giao hàng đủ và đúng hạn – Delivery In Full, On Time Rate (DIFOT)
  • Lượng hao hụt hàng tồn – Inventory Shrinkage Rate (ISR)
  • Chênh lệch tiến độ trong dự án – Project Schedule Variance (PSV)
  • Chi phí chênh lệch trong dự án – Project Cost Variance (PCV)
  • Thước đo về giá trị mà doanh nghiệp thu được – Earned Value Metric
  • Thời gian sản phẩm/dịch vụ đưa ra thị trường – Time to Market
  • Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng ngay lần đầu – First Pass Yield (FPY)
  • Mức độ sửa chữa/cải tiến/gia công lại – Rework Level
  • Chỉ số đo lường chất lượng – Quality Index
  • Hiệu suất tổng thể thiết bị – Overall Equipment Effectiveness (OEE)

5. Những tố chất của một COO

Những tố chất cơ bản cần có để làm một Giám đốc Vận hành
Những tố chất cơ bản cần có để làm một Giám đốc Vận hành

Để trở thành một COO, bạn cần trang bị cho mình những tố chất như sau:

  • Học vấn: Cần có bằng cử nhân quản trị kinh doanh hoặc các bằng cấp thuộc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm: Cần có tối thiểu 5 năm giữ vị trí lãnh đạo cấp cao của một tổ chức hoặc tối thiểu 8 năm làm quản lý.
  • Phẩm chất: Uy tín, nghiêm túc, có trách nhiệm và nhạy bén.
  • Kỹ năng: Có khả năng hoạch định chiến lược, hoạch định tài chính, quản trị ngân sách, quản trị rủi ro và quản lý nhân sự.

6. Mức lương của COO

Thấp nhất là 12 triệu, cao nhất có thể lên tới 50 triệu
Thấp nhất là 12 triệu, cao nhất có thể lên tới 50 triệu

Mức lương của Giám đốc Vận hành phụ thuộc vào mức kinh nghiệm, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu, hoa hồng và các khoản tiền thưởng khác. Trung bình, một COO có thể nhận từ 15 – 30 triệu đồng mỗi tháng. Mức thấp nhất là 12 triệu đồng nếu chưa có nhiều kinh nghiệm. Và cao nhất có thể lên đến 50 triệu đồng.

7. Con đường trở thành COO

Sau khi tìm hiểu COO là gì, hẳn bạn sẽ cảm thấy đây là công việc khá hấp dẫn và muốn tìm cách để đạt tới vị trí này. Một vài câu hỏi phổ biến cần đặt ra là: Có thể tìm việc làm Giám đốc Vận hành ở đâu và cần chuẩn bị những gì để phỏng vấn cho vị trí này?

7.1. Bộ câu hỏi phỏng vấn COO

Một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn vào vị trí COO
Một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn vào vị trí COO
  • Bạn có thể mô tả bộ máy hoạt động của doanh nghiệp của ngành này được không? Bạn có phương án nào để tối ưu việc vận hành bộ máy đó không?
  • Về các chính sách và quy định trong doanh nghiệp mà chúng tôi đã gửi về mail cho bạn, bạn đã đọc chưa và có nhận xét gì không? Nếu có thể, bạn sẽ cải thiện mục nào trong chính sách và quy định đó?
  • Ở doanh nghiệp cũ, bạn có từng mâu thuẫn với CEO chưa? Đó là mâu thuẫn gì và bạn đã giải quyết như thế nào?
  • Đã có khi nào bạn phải đưa ra quyết định đột xuất để giải quyết một vấn đề phát sinh trong công ty chưa? Kết quả thế nào?
  • Bạn có cần công cụ hỗ trợ nào trong công việc không? Công cụ đó có chức năng và hiệu quả như thế nào?
  • Công ty chúng ta có một đối tác mới, cung cấp dịch vụ vận chuyển với giá thành rẻ nhưng độ uy tín thì thấp. Bạn có nhận xét gì không và sẽ quyết định thế nào?
  • Theo bạn nên đánh giá nhân viên như thế nào? Sử dụng hệ thống đánh giá nào tốt nhất?
  • Đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng như thế nào? Bạn sẽ tiếp nhận phản hồi và giải quyết vấn đề của khách hàng như thế nào?

Bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn về COO là gì. COO hay còn gọi là Giám đốc Vận Hành, là người lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức, doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm xây dựng, thực thi và giám sát hoạt động vận hành doanh nghiệp, COO chính là chức danh không thể thiếu của bất cứ công ty nào. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm với chức danh COO, hãy truy cập website onese.com.vn để tham khảo nhé!