Phần lớn các công ty khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu hoạt động. Và dù có tồn tại được sau 5 năm, 90% doanh nghiệp khởi nghiệp không có khái niệm quản trị nhân sự trong thời gian này.
Khởi nghiệp trong giai đoạn đầu chỉ bảo ban nhau cùng làm việc, và thường gặp khó khăn về vấn đề tuyển dụng. Đó là chưa kể doanh nghiệp chỉ có quỹ lương khiêm tốn, danh tiếng chưa nhiều, nên khó có thể thu hút, duy trì các nhân sự tốt.
Bởi phần lớn các chủ doanh nghiệp khi đó sẽ tập trung lo toan các công việc từ chiến lược đến sự vụ, kể cả hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán…
Chính vì vậy, quá trình quản trị nhân sự dựa chủ yếu trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân. Điều này dẫn đến rất nhiều vấn đề và thiệt hại phát sinh, xuất phát từ năng lực quản trị nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
Đó là chưa kể, các công ty khởi nghiệp thường có xu hướng sai lầm là thuê và sử dụng nhân lực có mức tiền lương thấp, năng lực đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Họ chưa thực sự nhìn ra vấn đề – thu hút nhân tài là chìa khóa giúp quá trình khởi nghiệp thành công. Nhưng để thu hút được nhân tài, 2 yếu tố chi phối DN.
Thứ nhất, chủ doanh nghiệp không đủ năng lực để sử dụng nhân tài. Khi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp còn hẹp, thì doanh nghiệp khởi nghiệp khó thu hút được nhân tài.
Thứ hai, khi ý tưởng và dự án khởi nghiệp tốt, tiềm năng cao, đó là chìa khóa để thu hút nhân tài. Ngược lại, rất khó thu hút người tài về tham gia doanh nghiệp khởi nghiệp mà họ không đánh giá tốt về tương lai của doanh nghiệp.
Cũng có những trường hợp, do quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhiều DN chưa chú trọng tuyển dụng nhân sự chuyên trách làm quản lý nhân sự; cũng như thiếu quan tâm tới việc chuẩn hóa quy trình, hệ thống quản trị nhân sự ngay từ đầu.
Vì thiếu tính hệ thống, nên các công việc được xử lý nhiều khi theo cảm tính. Thiếu quan tâm đến xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, thường kéo theo là sự phân cấp, phân quyền yếu, khó phát triển được đội ngũ cán bộ giỏi …
Đặc biệt, các vấn đề thường phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động, nghỉ việc, vi phạm sở hữu trí tuệ, mất bí quyết kinh doanh do nhân viên nghỉ việc…
Tổng hòa tất cả những yếu tố trên, có thể thấy, quản trị nhân sự bài bản ở giai đoạn khởi nghiệp là tối quan trọng. Với hệ thống nhân lực, tài chính, quy trình, văn hóa… chưa ổn định, rất khó để một DN tiến lên phía trước.
Bài toán quản trị nhân sự của một công ty khởi nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh bánh ngọt là một ví dụ. Sau 2 năm hoạt động, DN của họ đã định hình được thị trường… và sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng.
Say sưa với chiến thắng, DN tăng đầu tư, tuyển dụng thêm người và mở ra rộng các điểm bán ở địa bàn lân cận. Tuy nhiên, khi mở rộng thêm điểm bán, tình hình kinh doanh bộc lộ nhiều bất ổn.
Nguyên nhân là do DN mở rộng nhanh, đội ngũ nhân sự tăng nóng, mà công ty lại chưa có thương hiệu nên không tuyển dụng được những nhân sự có chuyên môn cao. Trong khi đó, những nhân sự ban đầu của cty lại chưa thực sự đủ trình độ để đào tạo cho nhân sự mới.
Trước tình hình này, CEO đã đề xuất với các cổ đông sáng lập tuyển nhân sự chuyên nghiệp về để đảm bảo phát triển DN ổn định.
Trong khi đó, phía các cổ đông cho rằng, cách làm này vừa tốn kém lại có thể không hiệu quả. Đó là chưa kể, việc tuyển người phù hợp thường rất lâu mà chưa chắc đã tuyển được người như ý, và không phải ai cũng dễ thích nghi, phát huy tốt vai trò của mình.
Nguồn: khoi.nghiep.vn
Bài viết liên quan: