Trong tổ chức doanh nghiệp ngoài vị trí lãnh đạo thì người quản lý cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy bạn có biết mục tiêu và nhiệm vụ của người quản lý bao gồm những gì không? Nếu chưa biết thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm người quản lý là gì?
Người quản lý là người làm việc trong 1 tổ chức, có quyền hạn điều khiển công việc của 1 cá thể và chịu trách nhiệm trước hành động, công việc của họ. Bên cạnh đó, người quản lý còn phải biết lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát mọi việc trong công ty như tài chính, con người, cơ sở vật chất 1 cách có hiệu quả. Từ đó, thu lại được mục tiêu cuối cùng tốt và có lợi cho công ty.
Mục tiêu của quản lý là gì?
Nhìn chung, quản lý có rất nhiều mục tiêu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành việc làm kinh doanh, việc làm ngành truyền thông, tuy nhiên cho dù lĩnh vực nào đi chẳng nữa thì phải đáp bảo đáp ứng được các mục tiêu dưới đây:
Biết cách quản lý tạo ra sự thống nhất ý chí giữa người quản lý – người bị quản lý và giữa những người bị quản lý với nhau. Đây là mục tiêu rất khó khăn bởi vì phải biết cứng nhắc và mềm dẻo đúng lúc.
- Định hướng sự phát triển của tổ chức đi theo mục tiêu và phương hướng chung, nhằm mang đến kết quả cao nhất trong công việc.
- Biết cách tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động các các thể, tổ chức sao cho giảm được độ bất định mang đến mục tiêu quản lý cao.
- Luôn đốc thúc các cá thể làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống, luôn có cách xử lý mềm dẻo khi cá thể vi phạm.
- Tạo môi trường làm việc vui vẻ, ổn định, bền vững, phát triển cho mọi cá thể.
Nhiệm vụ của người quản lý là như thế nào?
Không chỉ phải biết xác định mục tiêu, người quản lý còn phải biết nhiệm vụ của bản thân cụ thể và rõ ràng.
- Dự đoán: Người quản lý có nhiệm vụ dự đoán được toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà công ty, doanh nghiệp có thể xảy ra trong tương lai.
Kế hoạch hóa: Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của người quản lý bởi vì họ sẽ xây dựng quyết định mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định. - Tổ chức: Nhiệm vụ này chính là tổ chức kết hợp, liên kết các bộ phận nhỏ lẻ thành một chuỗi thống nhất. Tổ chức là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động kinh tế – xã hội và 1 tổ chức chỉ đứng vững khi mọi thành viên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản.
- Động viên: Nhiệm vụ của người quản lý còn là động viên khả năng vô tận của con người để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh: Điều chỉnh các hành động sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống. Sự điều chỉnh này nhìn chung khá khó khăn và phức tạp bởi vì chỉ cần 1 sự sai sót cũng có thể ảnh hưởng cả 1 dây chuyền.
- Kiểm tra: Mục tiêu này nhằm để đánh giá lại các kết quả của hệ thống, thông qua mục tiêu này thì người quản lý sẽ xem xét các hướng sai lệch cũng như khen ngợi khi đạt được mục tiêu.
- Đánh giá và hạch toán: Đây là nhiệm vụ cuối cùng của người quản lý, nhiệm vụ này yêu cầu phải chính xác đối với cả yếu tố định tính và định lượng.
Trên đây là một số giải đáp về khái niệm người quản lý cũng như làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ của người quản lý. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích từ bài viết này.
Nguồn vieclam24h.vn
Bài viết liên quan: