Đời người giống như một “Đạo trường”, đạo kiếm tiền (con đường kiếm tiền), cũng giống như tu hành vậy.
Trong bộ phim điện ảnh có tên “1942”, có một tình tiết phim như này, đang đi trên đường chạy nạn đói thì bị cướp, vị địa chủ khi ấy không có gì trong tay đã nói với đầy tớ của mình rằng: ta biết cách làm thế nào để biến từ một người nghèo thành địa chủ, đi theo, 5 năm sau ta vẫn là địa chủ, còn người thì vẫn là người làm công cho ta.
Dựa vào đâu mà ông được làm địa chủ, còn tôi thì bắt buộc phải theo ông làm một tên hầu?
Dựa vào cái gì?
Không lẽ thực sự có những người nghèo không biết cách làm sao để trở nên giàu có ư?
Nhà tài phiệt dầu mỏ Mỹ, Rockefeller trước đây cũng từng nói như này: dù có lấy đi hết tất cả của tôi rồi vứt tôi ra nơi sa mạc không người, chỉ cần có bất kì một đội thương nhân nào đi qua, tôi vẫn có thể trở thành một tỷ phú dù đang trắng tay.
Bạn có thấy rằng trong tất cả các nhà trường, có gì đó còn thiếu trong tất cả những tri thức mà bạn được truyền dạy hay không?
Đó chính là: “Làm sao để có năng lực kiếm tiền!”
Bởi lẽ ngay chính bản thân thầy cô cũng không biết điều này.
Rốt cuộc là điều gì đã gây ra sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo?
Rất nhiều người không hiểu, cho rằng người khác chẳng qua cũng chỉ là vì may mắn hơn mình chút thôi.
Còn có người nói: Hoàng đế dạy con trai cách làm vua, sếp dạy con trai cách làm ông chủ, nhân viên bình thường thì dạy con cách để tìm được một công việc tốt, tất cả đều là “cha truyền con nối” mà thôi…
Điều này chẳng phải rất vô lý ư? Nếu tư duy theo hướng như vậy, vậy thì thế hệ giàu có thứ nhất của một gia đình đến từ đâu? Họ “nối” từ ai bây giờ?
Thế giới có một luật gọi là “Định luật 2/8”.
20% nhân viên làm 80% lượng việc của một công ty.
20% khách hàng đóng góp 80% doanh số.
Thực ra, trường hợp thực tế còn nghiêm trọng hơn như vậy, ở những ngành đặc thù nhất định, phần lớn công việc đều do một số rất ít người hoàn thành.
Thậm chí, 3% dân số thôi cũng có thể sở hữu số tài sản nhiều hơn 85% dân số gộp lại.
Đây chính là hiệu ứng “Matthew”.
Người biết kiếm tiền, dù có làm công hay khởi nghiệp, đến đâu cũng có thể kiếm được tiền; người không kiếm được tiền, có đi đâu làm gì cũng không kiếm được.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai kiểu người này chính là “tư duy”.
Cũng giống như khi đánh bài vậy, người lên được bài tốt, trước tiên họ nghĩ làm sao để không thua; trong khi người cầm phải bài xấu sẽ luôn nghĩ làm thế nào để thắng.
“Đạo kiếm tiền” cũng như vậy, phần lớn mọi người đều sở hữu cho mình tư duy thuận, tìm kiếm lợi ích, né tránh sự bất lợi, thắng thì vui nhưng thua thì không ổn, chỉ lời mà không lỗ là được, không được phép có sự mạo hiểm.
Quy luật và vô số sự thật đã chứng minh rằng, nguy hiểm và lợi ích luôn song hành, giống như âm dương cân bằng vậy, chúng không thể tồn tại đơn nhất.
Nếu lỗ và lãi là bảng tỷ số, vậy thì bạn chỉ cần không ngừng cộng điểm cho một bên là được rồi.
Bên nào điểm cao hơn, đó chính là kết quả của bạn, là kết quả của quá trình “tu luyện” và “cộng điểm” của bạn.
Rất nhiều người theo đuổi chữ “Đạo” trong hão huyền.
Đạo dưỡng sinh, đạo làm người, đạo kinh doanh, đạo quản lý, đạo làm quan, đạo kiếm tiền…
Thực ra, “Đạo” không tới từ bên ngoài, mà nó nằm ở bên trong mỗi chúng ta, hoặc là nói nó nằm bên trong tư duy của mỗi người.
Tất cả mọi đáp án mà bạn cần, thực ra, đều nằm ở bên trong nội tâm bạn.
Làm công sẽ không có cái nguy cơ lỗ mất tiền, cùng lắm là nghỉ việc, đổi ông chủ.
Rất nhiều người khi nghĩ tới khởi nghiệp, suy nghĩ cố hữu đầu tiên nảy lên trong đầu của họ luôn là, Nhỡ? Nhỡ? Nhỡ?… thì làm sao?
Sợ hãi lớn nhất trên thế giới chính là tự mình hù mình, lo âu vì những chuyện thậm chí còn chưa xảy ra, suy nghĩ vì những tưởng tượng viển vông của bản thân rồi bồn chồn vì những kết quả còn chưa thấy đâu.
Chưa có gì xảy ra, bản thân đã lại bị mình dọa chạy mất dép.
Lão Tử hàng ngàn năm trước trong cuốn “Đạo đức kinh” đã nói rằng: “vô vi vô bất vi, vô khả vi vô bất khả vi, tựu khả dĩ tòng vô đáo hữu, vô trung sinh hữu.”
Ý muốn nói cứ thuận theo tự nhiên mà làm, rồi sẽ có thể từ không thành có.
Làm sao để làm được?
Chương trình máy tính hiện đại nhị phân chỉ có hai số “0” và “1”.
Nếu 0 đại diện cho vô (không), 1 đại diện cho hữu (có).
Vậy thì quá trình đi từ 0 tới 1, chính là quá trình đi từ không tới có, là quá trình “vô sinh hữu”.
Đạo sinh 1, 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 sinh vạn vật… “Đạo” là gì? Tự cổ chí kim, không ai biết.
Lấy một ví dụ: Giả sử “đạo” là tư duy bên trong đại não.
Bạn có một suy nghĩ, lúc này bạn đang ở trong trạng thái hoang mang, hỗn độn, chưa hẳn là nở rộ, nói chung là cái gì cũng không có.
Khi bạn bắt tay vào hành động, hiện thực hóa suy nghĩ này của mình, đó chính là “Đạo sinh 1”.
Vì nếu bạn chỉ nghĩ, không làm gì hết, vậy thì không vẫn hoàn không, vẫn là một trạng thái hỗn độn.
Một khi đã nói là làm, lập tức sẽ xuất hiện các khái niệm 1 phân 2 âm dương đối lập như mâu thuẫn, chính phản, tốt xấu, được mất, đúng sai, cao thấp, to nhỏ, mạnh yếu…
Khi bạn nói ra, và hành động, bất kể bạn có muốn hay không, thì bạn tự nhiên cũng đã ảnh hưởng tới người khác hoặc môi trường xung quanh, đây chính là 2 sinh 3.
Những điều đơn giản và vô cùng đúng đắn đối với bạn cũng có thể là sai lầm đối với người khác.
Khi bạn hành động, dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ và hành động của bạn, môi trường sẽ nảy sinh ra những thay đổi, tương lai cũng theo đó mà xuất hiện những thay đổi.
Bạn thay đổi, thế giới xung quanh cũng thay đổi theo, để rồi sản sinh ra một tương lai hoàn toàn mới, đây chính là 3 sinh vạn vật.
Học vấn, bối cảnh gia đình, tài nguyên, trước giờ chưa từng là bí quyết kiếm tiền.
Mấu chốt của việc kiếm tiền luôn được gói gọn trong 4 chữ “mô thức tư duy”, khi bạn sở hữu được cho mình những phương thức tư duy đúng đắn, bạn sẽ nhận ra rằng kiếm tiền và vận may thực ra không liên quan tới nhau nhiều tới vậy.
Bởi lẽ chẳng có ai mà chỉ dựa vào may mắn mà có thể xưng bá võ lâm trong suốt nhiều năm liền được cả.
Đạo kiếm tiền chỉ có một, phần lớn mọi người trước khi làm gì đó đều sẽ nghĩ rằng, ngộ nhỡ thất bại, ngộ nhỡ không thành công, ngộ nhỡ lỗ thì phải làm sao?
Rất ít người nghĩ rằng làm sao để thành công! Làm sao để kiếm được tiền? Làm sao mới hoàn thành được mục tiêu?
Đời người vài chục năm, nói dài không dài, nói ngắn cũng chẳng ngắn.
Thực ra, nghèo cũng được, giàu cũng chẳng sao, tất cả đều là kết quả của quá trình cầm lên rồi buông xuống của con người.
Nếu muốn thay đổi, chỉ “muốn” thôi là chưa đủ.
“Làm” mới cho ra được kết quả, “làm” chính là “1” đơn giản kia, hãy cứ làm tốt từ những chuyện đơn giản nhất trước đã.
Không hiệu quả thì cùng lắm là mất đi cái “1”, còn nếu có hiệu quả thì “thừa cơ tiến tới”, lặp đi lặp lại thật nhiều cái “1” là OK rồi.
Không phá vỡ những tư duy cố hữu, sẽ không cho ra được một cuộc đời mới.
Kiếm không ra tiền? Vấn đề không nằm ở đồng tiền, mà là nằm ở bạn!
Năng tự suy ngẫm lại bản thân, tư duy ở nhiều góc độ, mở rộng nhiều mô thức tư duy, tiếp thu thêm những trí tuệ giúp thay đổi cuộc sống, tích cực giao lưu học hỏi với những người ưu tú, cùng nhau học tập, cùng nhau tiến lên, tôi không tin một ngày nào đó, khi bạn đã trở thành một người ưu tú rồi, bạn vẫn còn than vãn không kiếm được tiền!
Nguồn CafeBiz
Bài viết liên quan: