Nếu làm chủ doanh nghiệp chắc hẳn bạn đã không xa lạ gì với khái niệm lợi nhuận ròng. Nhưng đôi khi nhiều người vẫn mắc sai lầm khi tính lợi nhuận ròng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm lợi nhuận ròng cũng như các kiến thức liên quan đến tỷ số này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng có phải có phải lợi nhuận sau thuế TNDN không? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế, tại các nước trên thế giới, nó còn gọi đó là lãi ròng, chính là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi tất cả các khoản chi phí tạo ra sản phẩm bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN.
Ta giả sử:
X = tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Y = 10% VAT của doanh nghiệp phải chịu thuế GTGT = 10%X = 0.1X.
Z = 30% (+-5%) các mức chi phí hoạt động doanh nghiệp phải chi = 30%X = 0.3X.
T là lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT.
=>Ta có: lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT là T = X-(Y+Z)=X-(0.1X+0.3X)=0.6X.
M là 20% (+-2%) Thuế TNDN sau khi trừ chi phí hoạt động và chịu thuế VAT = 20%T = 0.6X*20% = 0.12X.
F là lợi nhuận ròng.
Dựa vào công thức trên: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Tương đương với: F = X – (Y+Z) – T ta thay các hằng Y,Z,T bằng giá trị X ta được:
<=> F= X – (0.1X + 0.3X) – 0.12X.
<=> F=0.48X.
Dựa vào công thức trên, muốn tính thu nhập ròng ta chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Lưu ý: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng có thể là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động khoảng 5%( có thể cao hơn hoặc thấp hơn 5%). Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.
Vai trò của lợi nhuận ròng
Tính lợi nhuận ròng cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp, từ đó sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ.
Nếu giá trị sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0 doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ vốn và phá sản, đòi hỏi nhà quản trị nhanh chóng tìm ra phương hướng, chiến lược mới cho doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng ở mỗi ngành nghề kinh doanh là không giống nhau. Do vậy người phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể so sánh tỷ số này để so sánh doanh nghiệp với tỉ số bình quân toàn ngành hoặc doanh nghiệp khác nhưng cùng ngành và lưu ý phải so sánh trong cùng một thời điểm.
Thuế doanh nghiệp nhìn chung khá cao nên doanh nghiệp cần phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo được lợi ích kinh tế chung đối doanh nghiệp. Đồng thời giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp tối đa dưới 30% trên tổng doanh thu của các hạng mục để đảm bảo lợi nhuận được nâng cao.
Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp ích cho những bạn đang kinh doanh hoặc có ý định đầu tư bắt đầu kinh doanh trong tương lai. Hoặc đơn giản giúp công việc của những nhân viên kế toán trở nên dễ dàng hơn nhờ việc hiểu rõ kiến thức về lợi nhuận ròng.
Nguồn smartrain.vn
Bài viết liên quan: