Khái niệm Công ty là gì? Sự khác biệt giữa Công ty và doanh nghiệp

Đôi lúc chúng ta rất hay bị nhầm lẫn gì hai khái nhiệm Công ty và doanh nghiệp cả hai đều là một tổ chức kinh tế. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Công ty cũng như sự khác nhau giữa Công ty và doanh nghiệp thì ngay bây giờ chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Công ty là gì?

Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung.

Thế nào là Công ty?
Thế nào là Công ty?

Có 2 loại công ty: Công ty trách nhiêm hữu hạn và công ty cổ phần.

Công ty và doanh nghiệp có gì khác nhau?

Hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng rằng hai thuật ngữ công ty và doanh nghiệp là một. Công ty và doanh nghiệp có một vài điểm giống nhau. Tuy nhiên, đứng trên một số phương diện nhất định, chúng ta sẽ thấy rõ một vài điểm khác biệt giữa công ty và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Nói đến doanh nghiệp là nói đến tập hợp những công ty có đặc điểm chung như: Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước,…

Sự khác nhau giữa Công ty và Doanh nghiệp
Sự khác nhau giữa Công ty và Doanh nghiệp

Doanh nghiệp gồm 5 hình thức sau đây:

  • Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: bao gồm 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn2 thành viên có số lượng thành viên bị hạn chế không vượt quá 50 người. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu nên dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế. Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp, các tài sản cá nhân sẽ không ảnh hưởng khi công ty phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác.
  • Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Sử dụng dưới 10 lao động. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty Cổ phần: số thành viên ít nhất là 3, cao nhất không giới hạn, được quyền phát hành cổ phần.Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định pháp luật. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  • Công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), và buộc phải là cá nhân. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Công ty hợp danh không được quyền phát hành cổ phần. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân:. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.

Còn công ty chỉ là một tập hợp con của doanh nghiệp, với các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Là một pháp nhân.
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được.
  • Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

Như vậy, trong 5 loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần là được gọi là công ty.

Còn hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư vấn và công ty hợp danh không phải là công ty.

Như vậy có thể khẳng định rằng, chúng ta chỉ nên dùng từ doanh nghiệp khi muốn chỉ chung chung tất cả các công ty còn nói đến công ty là nhắc tới công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Nguồn: thanhlapcongtymoi.com.vn