Bạn đang cần tìm hiểu về các loại hình Công ty và bạn đang không biết Công ty TNHH là gì? Vậy thì theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Công ty TNHH là gì?
Để biết loại hình doanh nghiệp này hãy cùng tìm hiểu khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn là gì qua những quy định pháp luật hiện hành.
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được luật pháp Việt Nam công nhận. Trong đó, công ty là pháp nhân và chủ sở hữu công ty là thể nhân sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty, đây là hai thực thể pháp lý tách bạch riêng biệt (Theo quy định tại Bộ luật Dân sự). Qua phân tích quý khách đã hiểu rõ khái niệm công ty TNHH là gì? Tiếp theo sẽ tìm hiểu về các loại công ty TNHH.
Phân loại công ty TNHH
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, có 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH một thành viên
Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về khái niệm công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Pháp luật quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Những ưu khuyết của công ty TNHH là gì?
Để giúp quý khách hiểu rõ và hình dung được mô hình hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, chúng tôi xin phân tích những ưu khuyết của công ty TNHH là gì, qua đó khách hàng có thể vận dụng hiệu quả mô hình này vào hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
– Thành viên trong công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn đã góp, các tài sản cá nhân sẽ không ảnh hưởng khi công ty phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác. Do vậy, mức độ rủi ro về tài sản riêng của các thành viên sẽ thấp hơn so với loại hình doanh nghiệp khác.
– Vấn đề chuyển nhượng vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được luật pháp quy định chặt chẽ nên số vốn của doanh nghiệp sẽ luôn được bảo toàn.
– Khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng do công ty TNHH 2 thành viên được luật quy định cho phép phát hành trái phiếu.
– Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên được quyền điều hành và quyết định mọi vấn đề của công ty như tổ chức nhân sự, định hướng kế hoạch kinh doanh, phân bổ lợi nhuận không trái luật định…
Khuyết điểm của công ty TNHH
– Công ty TNHH 2 thành viên có số lượng thành viên bị hạn chế không vượt quá 50 người.
– Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu nên dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế.
– Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn nên sẽ bị ảnh hưởng về uy tín đối với khách hàng và các đối tác chiến lược.
– Do có đặc điểm riêng biệt nên công ty TNHH phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của Luật doanh nghiệp 2014 hơn so với các loại hình công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
Loại hình kinh tế của công ty TNHH
Công ty TNHH theo quy định của pháp luật là một loại hình kinh tế trong các loại hình kinh tế (công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước) được pháp luật công nhận.
Công ty TNHH có số lượng chủ sở hữu khá đặc biệt từ 1 (công ty TNHH 1 thành viên) đến 50 thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên). Trách nhiệm của các thành viên sẽ là hữu hạn, chỉ trong phạm vi số vốn góp, có sự tách bạch rõ ràng giữa công ty và chủ sở hữu.
Nguồn: lawkey.vn
Bài viết liên quan: