Công ty mẹ là gì? Công ty mẹ có mô hình và đặc điểm như thế nào?

Mô hình công ty mẹ – công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý, trong đó một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm (công ty mẹ) và các công ty bị chi phối (công ty con).

Khả năng kiểm soát của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con được hình thành do công ty mẹ nắm giữ phần vốn chi phối hoặc theo sự thoả thuận đặc biệt giữa công ty mẹ và công ty con.

Công ty mẹ, công ty con đều là các chủ thể pháp lý độc lập. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con không phải là quan hệ mệnh lệnh hành chính mà là quan hệ hợp đồng. Công ty mẹ chỉ phối công ty con thông qua số phiếu biểu quyết tại cơ quan quyền lực của công ty con. Mô hình công ty mẹ – công ty con là sự liên kết mềm dẻo, linh hoạt giữa các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về vốn, thị trường, công nghệ, chiến lược kinh doanh và kinh nghiệm quản lý.

Mô hình công ty mẹ – công ty con, tuy rất phổ biến ở nước ngoài nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đang thí điểm xây dựng mô hình này với công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước còn các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp liên doanh.

cong-ty-me-la-gi-cong-ty-me-co-mo-hinh-va-dac-diem-nhu-the-nao1 1. Khái niệm về mô hình công ty mẹ, công ty con

Mô hình công ty mẹ – công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý, trong đó một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm (công ty mẹ) và các công ty bị chi phối (công ty con).

Luật doanh nghiệp năm 2020. còn quy định về công ty mẹ, công ty con như sau:

– Một công ty là công ty con thì sẽ không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.

– Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Nếu là các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Cụ thể hơn Nghị định 96/2015/ND-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp có hướng dẫn về vấn đề này:

Thứ nhất, góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

Thứ hai, sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

Thứ ba, cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.

Thứ tư, chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.

Thứ năm, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

Thứ sáu, Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

2. Đặc điểm mô hình công ty mẹ – công ty con

Thứ nhất, mô hình công ty mẹ – công ty con được xây dựng trên cơ sở quyền chi phối cùa công ty mẹ đôi với hoạt động của công ty con. Công ty mẹ giữ quyền chi phối điêu hành các hoạt động của công ty con. Công ty con, tham gia vào nhóm, độc lập về pháp lý nhưng bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính. Các công ty con buộc phải tuân theo những quy định cứng, thống nhất trong toàn bộ nhóm. Quan hệ chi phối được hình thành thông qua các hoạt động cụ thể sau:

Quyền chi phối thông qua đầu tư góp vốn.

Quyền chi phối thông qua đầu tư góp vốn là liên kết hình thành từ hoạt động góp vốn của công ty mẹ vào công ty con. Phần vốn góp của công ty mẹ chiếm tỉ lệ trong vốn điều lệ của công ty con đủ để chi phối hoạt động của công ty con. về bản chất, công ty mẹ chính là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty con, tuy nhiên cổ đông, thành viên này giữ quyền chi phối trong công ty con. Công ty mẹ có thể chi phối toàn bộ hoặc một phần hoạt động của công ty con tùy thuộc vào phần vốn góp mà công ty mẹ nắm giữ. Theo lẽ thường, tỉ lệ vốn để công ty mẹ chi phối công ty con được xác định là quá bán cho dù thực tế không phải trường hợp nào cũng như vậy.

Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty

Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty là hình thức công ty mẹ cử đa số người vào ban điều hành công ty con, chi phối hoặc quyết định phương thức kinh doanh công ty con. Việc cử người quản lý từ công ty mẹ vào ban điều hành của công ty con có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong trường hợp trực tiếp, công ty con chấp nhận những điều kiện để trở thành thành viên tập đoàn, cho phép công ty mẹ được bổ nhiệm các chức danh quản lý quan trọng của công ty, công ty mẹ được quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty bị chi phối. Việc chấp nhận điều kiện này tạo cho công ty con cơ hội gia nhập tập đoàn, từ đó được hưởng lợi ích từ tập đoàn. Trong trường hợp gián tiếp, công ty mẹ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty con nhưng chưa ở mức chi phối, tuy nhiên sau khi bầu ban điều hành, với số cổ phần, phần vốn góp nắm giữ công ty mẹ vẫn cử được đa số thành viên trong ban điều hành công ty con.

Thứ hai, công ty mẹ, công ty con đều là các pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật, có tài sản riêng, tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp, công ty mẹ hay công ty con phá sản, các công ty trong nhóm công ty không phải chịu các loại ữách nhiệm liên đới. về nguyên tắc, công ty mẹ được quyền chi phối hoạt động của công ty con, nhưng không được vượt quá thẩm quyền và phạm vi cho phép. Công ty con được tự chủ kinh doanh nhưng phải tuân theo các chiến lược kinh doanh chung của nhóm công ty. Công ty con có thể áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị công ty mẹ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều cấp. cấp một gồm công ty chi phối ban đầu (công ty mẹ) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp một), cấp hai bao gồm công ty chi phối (là công ty con cấp một) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp hai), … số cấp trong mô hình công ty mẹ – công ty con có thể bị giới hạn để đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của công ty mẹ. Các công ty mẹ, công ty con cấp một, công ty con cấp hai, … có thể mang chung thành tố trong tên của công ty mẹ ban đầu, thành tố này trở thành nhãn hiệu hoặc thương hiệu tập đoàn. Các công ty trong nhóm công ty mẹ – công ty con có thể bị hạn chế quyền đầu tư để sở hữu vốn lẫn nhau. Tùy từng giai đoạn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quy định hạn chế việc đầu tư sở hữu chéo giữa các công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con

Luật doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận rõ về quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con, theo đó:

Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

cong-ty-me-la-gi-cong-ty-me-co-mo-hinh-va-dac-diem-nhu-the-nao2

Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

Như vậy có thể hiểu rằng công ty mẹ là một công ty A sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát điều hành và các hoạt động của công ty B (công ty con). Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa công ty mẹ – công ty con, mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự và sản xuất kinh doanh của công ty con theo chiến lược chung đối với công ty con.

4. Hồ sơ thành lập công ty mẹ – con

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập một công ty bình thường. Chỉ khác là sẽ có một cổ đông góp trên 50% vốn vào công ty con này. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Điều lệ công ty.

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Danh sách thành viên, cổ đông (trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).

– Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung hồ sơ tương ứng: Nếu công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên/công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần thì nộp thêm quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con.

Lưu ý: Người được công ty cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.

– Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ: Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp.

Bên cạnh những giấy tờ trên, khi đi nộp hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ chứng thực sau:

– Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty.

– 1 bản giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ.

– 1 bản giấy tờ chứng thực cá nhân sao y công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.

5. Ưu điểm, nhược điểm của mô hình công ty mẹ con

Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con:

– Là một tổ chức kinh tế năng động: từ tổ chức ban đầu, liên kết có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia;

– Địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như công ty con có tính độc lập, do đó các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.

– Nhờ có sức mạnh của Tập đoàn, của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.

– Tạo nên sức mạnh hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính: Công ty mẹ công ty con giúp cho việc nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sự hoà nhập giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh lấy việc phát triển khoa học công nghệ mới làm cơ sở liên kết. Các công ty con là đơn vị sản xuất kinh doanh còn nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu các công nghệ mới của công ty mẹ để biến thành lực lượng sản xuất, chuyển nhanh các sản phẩm đó ra thị trường. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty con.

– Mô hình này cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con.

– Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.

– Với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác làm tăng khả năng canh tranh, tăng độc quyền của thiểu số phân tán sự rủi ro, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông.

– Với mô hình này, công ty mẹ chắc chắn sẽ quản lý các công ty con một cách thường xuyên, sâu sát hơn. Thông qua người đại diện của mình tại các công ty con, công ty mẹ có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người đại diện công ty mẹ tại công ty con, các đại diện công ty con có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty con. Đó là điều không thể có trong các tổng công ty hiện nay.

– Mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ.

– Mô hình công ty mẹ – công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo ra sức mạnh của tập đoàn.

– Do có khả năng tập trung vốn lớn tạo điều kiện để đáp ứng nhanh thị trường trong nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới

Hạn chế của mô hình công ty mẹ – con:

Mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con có một số ưu điểm như trên. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:

– Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.

– Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.

– Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nghiêm cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.

– Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác của tập đoàn

– Nhược điểm Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các CTM nắm giữ phần lớn cổ phần của các CTC nên nếu gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản tại các CTC đó, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Nguồn luatminhkhue.vn