Với một doanh nghiệp thông thường thì người nắm chức vụ cao nhất công ty chính là giám đốc. Nhưng đối với công ty cổ phần ngoài vị trí tổng giám đốc ra thì vẫn còn 1 chức danh khác mà bạn cần biết đó chính là chủ tịch hội đồng quản trị. Vậy chủ tịch là gì? Chủ tịch và giám đốc ai có quyền cao hơn? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm chung
Chủ tịch là người đứng đầu một tổ chức như ủy ban, công ty, hay nghị viện. Người giữ chức chủ tịch thường được các thành viên của nhóm đó bầu, và có nhiệm vụ chỉ đạo nhóm đó trong các cuộc họp một cách kỷ luật.
Có thể nói chủ tịch có một vị trí cao và quan trọng đối với tổ chức, đồng thời nhận được sự tín nhiệm từ các thành viên khác.
Quyền hành của chủ tịch và giám đốc
Nếu quyền hành của tổng giám đốc là ở trong bản điều lệ công ty thì quyền hành của chủ tịch lại được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp. Bản sau thể hiện sự thống nhất, đồng ý của các cổ đông trong khuôn khổ Luật Doanh nghiệp.
Bằng bản điều lệ, công ty cụ thể hóa Luật Doanh nghiệp vào trường hợp của mình. Bản điều lệ sẽ trình bày cụ thể, chi tiết về quyền hành của chủ tịch và tổng giám đốc, bên cạnh đó là tuyên bố người sẽ phát biểu, sẽ cam kết thay cho công ty.
Điều này tạo nên hai hiệu lực. Một là khái niệm người đại diện theo pháp luật của công ty. Hai là sự phân biệt giữa những công việc, vấn đề nội bộ công ty và sự hợp tác giữa công ty với bên ngoài, vấn đề ngoại vi.
Đối với những công việc bên ngoài thì người ngoài chỉ biết và chỉ cần biết “người đại diện theo pháp luật” cho công ty là ai và ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chứ họ không cần biết chủ tịch hay tổng giám đốc ai có nhiều quyền hành hơn. Cho nên khi bị thiệt hại và công ty bị đòi bồi thường thì nơi phải xuất tiền quỹ của mình ra đền cho những tổn thất đó là công ty chứ không phải chủ tịch hay tổng giám đốc.
Vì thế nếu hiểu theo ý nghĩa của sự ràng buộc về mặt pháp lý, giữa chủ tịch và tổng giám đốc, ai là đại diện pháp lý thì người đó có uy quyền hơn.
Trách nhiệm của chủ tịch và tổng giám đốc
Mỗi công ty sẽ có bản điều lệ quy định về việc xuất tiền ở những mức khác nhau thì sẽ phải do những người khác nhau trong công ty quyết định như hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hay tổng giám đốc. Công ty tiêu tiền qua những sự cam kết lập theo hợp đồng, bảo đảm, bảo lãnh… Vì vậy phải do chính những cá nhân được cho phép trong bản điều lệ đích thân đứng ra xác nhận thì mới được xuất một số tiền theo mức độ quyền hành, cấp bậc của người đó.
Chính điều này tạo nên mức độ quyền hành giữa tổng giám đốc và chủ tịch, tổng giám đốc sẽ hành động với tư cách cá nhân; còn chủ tịch hành động với tư cách tập thể, người đại diện cho hội đồng quản trị.
Có một điểm cho thấy quyền của chủ tịch cao hơn so với tổng giám đốc đó là trong việc đưa ra quyết định chi một số tiền lớn hơn là tổng giám đốc. Tuy nhiên chủ tịch cũng không có quyền ràng buộc công ty với bên ngoài nếu chủ tịch không làm đại diện pháp lý. Do đó phải được sự cho phép bằng một nghị quyết hội đồng quản trị chứ không thể tự ý ký một văn kiện ràng buộc. Ngược lại, trường hợp tổng giám đốc là người đại diện pháp lý thì cũng chỉ được quyền ký văn kiện ràng buộc tương đương với số tiền mà người này được phép xuất. Nếu muốn chi một số tiền lớn hơn thì tổng giám đốc phải được hội đồng quản trị cho phép.
Qua bài viết trên, ắt hẳn bạn đã giải quyết được cho mình câu hỏi về chủ tịch là gì, đồng thời còn có thêm những thông tin mới về quyền hành giữa chủ tịch và tổng giám đốc. Hy vọng bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi được đề cập về chủ đề này.
Nguồn hereisnirvana.com
Bài viết liên quan: