Cần chuẩn bị gì khi khởi nghiệp bằng bán hàng online? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người khi muốn khởi nghiệp bằng bán hàng online. Bởi bán hàng online ngày nay đang là xu hướng nên bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ rất nhiều đối thủ khác nhau trên thị trường. Hãy xem cần chuẩn bị những gì thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Bán hàng online nên bán gì và nguồn hàng online ở đâu?
Nếu bạn vẫn đang phân vân và chưa biết nên chọn mặt hàng nào để bán hàng online thì chúng tôi xin gợi ý cho bạn những mặt hàng bán online dễ bán nhất và mang lại hiệu quả cao: Thời trang – Giày dép – Mỹ phẩm – Đồ handmade – Đồ ăn – Thức uống – Phụ kiện thời trang – Sách – Hoa, cây cảnh mini. Ngoài kinh doanh những mặt hàng online chính trong số này, bạn còn có thể nhập thêm những sản phẩm khác để bán thời vụ theo trend, mùa lễ hội tại từng thời điểm.
Sau khi xác định được sản phẩm bạn muốn bán hàng online, tất nhiên tiếp theo bạn cần phải tìm kiếm nguồn hàng về sản phẩm đó. Nguồn hàng online ở đâu giá rẻ, chất lượng luôn là vấn đề nan giải mỗi khi suy nghĩ đến. Có nhiều hình thức để tìm kiếm nguồn hàng nhưng phổ biến nhất thì bạn có thể tìm kiếm ngay trên internet.
Thông qua kênh facebook hay những trang web chuyên sỉ. Bằng cách search (tìm kiếm) nhiều từ khóa khác nhau trên Google hay chính ô tìm kiếm của Facebook là sẽ có được rất nhiều kết quả. Từ đó, bạn có thể tham khảo chính sách lấy sỉ, giá cả sản phẩm để chọn ra nơi lấy hàng phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn còn có thể cân nhắc nguồn hàng tại Trung Quốc để bán hàng online. Nếu lấy hàng từ Trung Quốc thì có 2 cách chủ yếu. Một là bạn sang tận Trung Quốc để lựa chọn và mang hàng về thông qua dịch vụ vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Hai là mua sỉ thông qua các website Trung Quốc như Aliexpress, Taobao, 1686,… với mức giá rất rẻ, phí vận chuyển thấp hoặc miễn phí tùy vào điều kiện mua hàng và chính sách của trang web.
Hoặc bạn có thể mua sỉ hàng hóa thông qua các chợ đầu mối tại Việt Nam như chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân, An Đông, Kim Biên,… Đây đều là những chợ sỉ có nguồn gốc kinh doanh truyền thống, khi bạn đến trực tiếp mua thì sẽ dễ lựa chọn mặt hàng phù hợp hơn.
2. Để bán hàng online cần chuẩn bị trở thành chuyên gia về sản phẩm mà bạn định bán:
Muốn thành công trong một lĩnh vực nào đó thì bạn cần phải am hiểu về nó. Dù cho những mặt hàng bạn kinh doanh là mặt hàng phổ thông, không cần kiến thức chuyên sâu. Nhưng nhất định bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó bạn cũng cần học hỏi những kinh nghiệm thực tế từ chính những người bán hàng online đi trước để áp dụng cho chính mình. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, đọc sách báo hoặc đầu tư tham gia những khóa học ngắn hạn về bán hàng online.
Đặc biệt, bạn cần phải trang bị cho bản thân kiến thức về marketing để tận dụng các mạng xã hội, nhất là Facebook để bán hàng online. Rất nhiều chủ shop bán hàng đã thành công khi bán hàng trên Facebook bằng các hình thức như xây dựng trang profile cá nhân hay fanpage, nhóm, live stream bán hàng… có lượng khách hàng tiềm năng cao.
Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cách thức bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki,… Vì đây chính là một trong những kênh, công cụ để tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, giúp bạn kiếm được lợi nhuận nhiều hơn khi bán hàng online.
Nếu muốn trở thành người chủ, bạn cũng cần phải có những kỹ năng của nhà quản trị. Bạn phải hiểu về cách vận hành theo quy trình nhất định, cách để quản lý nhân viên (nếu sau này bạn mở rộng quy mô và thuê thêm nhân viên), quản lý tài chính, những vấn đề liên quan đến nguồn hàng, vận chuyển hàng hóa, … Khi mới bắt đầu kinh doanh, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ hoặc chỉ là một nhà bán lẻ thì bạn đều nên dành thời gian để quan tâm đến.
3. Cần bao nhiêu vốn để bán hàng online?
Chắc chắn đây là một trong những câu hỏi mà những ai mới bắt đầu bán hàng online đều cực kỳ quan tâm. Vốn ở đây có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đơn giản chỉ là số tiền bỏ ra để nhập hàng thậm chí là không cần vốn. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, vốn không đơn thuần là như vậy. Bạn cần phải hiểu vốn bán hàng khi bắt đầu sẽ bao gồm nhiều chi phí. Tùy từng ngành nghề, lĩnh vực mà bạn kinh doanh, và khả năng của bạn, các loại chi phí này sẽ khác nhau. Trong đó chủ yếu được chia thành 3 loại chi phí chính như sau:
Chi phí chuẩn bị nguồn hàng:
Tùy vào cách bạn chọn khi bắt đầu khởi nghiệp mà có thể chưa cần đến chi phí này ngay. Nhưng về lâu dài thì bạn chắc chắn vẫn sẽ phải tốn chi phi nhập hàng nếu muốn phát triển quy mô lớn hơn.
+ Nếu bạn chọn loại hình bán hàng order thì bạn không cần vốn. Đây là hình thức bạn chỉ cần đăng sản phẩm lên, khi nào có khách đặt hàng thì bạn mới order hàng từ nhà cung cấp, sau đó giao cho khách hàng. Bạn có thể đăng ký làm đại lý, cộng tác viên để hưởng hoa hồng theo đơn hàng bán được.
Tuy nhiên, hình thức bán hàng này sẽ có chút khó khăn vì khách hàng phải mất thời gian chờ đợi. Đôi khi bạn không kiểm soát được tình trạng còn hay hết hàng của sản phẩm đăng bán. Khi mới bắt đầu kinh doanh online nếu không có vốn hay ít vốn, bạn có thể chọn hình thức này để giảm thiểu rủi ro bị lỗ, ôm hàng. Đồng thời, tích lũy được lợi nhuận nhiều hơn.
+ Nếu bạn đã chọn bán hàng online để kinh doanh lâu dài thì nên chọn hình thức bán hàng có sẵn. Loại hình này thì cần có vốn vì bạn phải nhập hàng về để sẵn tại kho của bạn. Nó còn đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy, nắm bắt xu hướng thị trường để chọn ra những mẫu mã thu hút nhất và có khả năng quay vòng vốn tốt. Vì với lượng vốn có hạn mà những mẫu mã bạn chọn lại không bán được, dẫn đến tồn hàng và bạn sẽ không có vốn mới để lấy hàng tiếp, như vậy sẽ rất khó khăn.
Nhưng hình thức bán hàng này sẽ có lợi thế là bạn chủ động và kiểm soát được tình trạng tồn kho hàng hóa. Khách hàng của bạn cũng không phải đợi lâu và bạn có thể sáng tạo, tự chụp hình ảnh sản phẩm thật theo cách của bạn khi hàng có sẵn. Nếu bạn có một nguồn hàng chắc chắn và ổn định sẽ giúp bạn chủ động trong việc kinh doanh và khả năng phát triển nhanh hơn. Đồng thời khi phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ thì điều đó sẽ tạo cho bạn một áp lực và cũng chính là động lực mạnh mẽ để bạn quyết tâm bán được hàng hơn.
Chi phí marketing (quảng cáo):
Các chi phí như phí làm website, facebook, quảng cáo facebook, quảng cáo google adwords, quảng cáo zalo shop,… đều gộp chung gọi là chi phí marketing. Tùy khả năng tài chính, bạn có thể đầu tư cho chi phí marketing khác nhau. Hoặc nếu bạn vốn ít thì bạn có thể tự học hỏi kiến thức về bán hàng online thông qua tài liệu trên mạng, tham gia các group về chủ đề marketing để trau dồi thêm. Từ đó bạn hoàn toàn có thể tự “bỏ công làm lãi” mà không cần tốn thêm chi phí này nữa. Bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí và tự làm marketing cho sản phẩm của mình.
Chi phí vận hành trong quá trình bán hàng:
Còn gọi là “chi phí chung”, “chi phí ẩn”, “chi phí gián tiếp”, là những chi phí liên quan đến việc vận hành thường ngày của cửa hàng hoặc doanh nghiệp. Những chi phí như thuê mặt bằng, phí đóng gói, mua văn phòng phẩm, công cụ quản lý bán hàng,… sẽ được tính vào chi phí vận hành. Bởi vì trên thực tế, những chi phí này đôi khi giống như vô hình nên sẽ khiến bạn vô tình bỏ quên và không tính vào phần hạch toán thu chi. Do vậy dễ dẫn đến bạn lầm tưởng việc buôn bán có lời nhưng hãy cẩn thận, có thể bạn đang lỗ đấy.
4. Bán hàng online cần chuẩn bị các công cụ cần thiết
Sau khi bạn đã xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai, hình thức mua hàng của họ là gì. Để có cách tiếp cận phù hợp thì bạn cần có các công cụ bán hàng online thường được sử dụng để mang lại hiệu quả hơn trong việc bán hàng.
Website:
đây chắc chắn là kênh công cụ bạn không thể không làm nếu muốn bán hàng online thành công. Hiện nay, website đang là nền tảng của thương mại điện tử, thay cho một cửa hàng truyền thống để trưng bày hàng hóa của bạn và thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán trực tuyến.
SEO:
Thường nếu mới bắt đầu bán hàng thì công đoạn này có lẽ khá mất thời gian. Tuy nhiên, về lâu dài nó thực sự là công việc cần thiết để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đưa website của bạn vào top 10 của Google. Có như vậy bạn mới có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng và bán được hàng nhiều hơn.
Mạng xã hội và sàn thương mại điện tử:
Khi đã bán hàng online thì chắc chắn bạn phải bán hàng qua các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay Facebook, Youtube, Zalo, Instagram,… và các sàn thương mại điện tử phổ biến như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,… Lượng khách hàng tiềm năng trên các kênh này là cực kỳ lớn và chắc chắn có nhu cầu mua hàng, chỉ cần biết tận dụng và khai thác hiệu quả thì đây sẽ là kênh bán hàng mang lại lợi nhuận “khủng” cho bạn.
Email:
Cho đến giờ, công cụ email marketing vẫn là một trong những công cụ thu thập data khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Và nhất là trong việc remarketing, giúp khơi gợi nhu cầu quan tâm, mua sắm của khách hàng. Đồng thời, kênh email cũng là kênh giúp bạn chăm sóc khách hàng cũ bằng các nội dung thăm hỏi, gửi lời chúc mừng sinh nhật và thông báo các chương trình khuyến mãi.
Các hình thức quảng cáo:
Google Ads, Adsense, Facebook Ads, Remarketing,.. sử dụng các công cụ quảng cáo này sẽ có thể sẽ tốn phí nhưng bù lại sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng được nhiều hơn trong thời gian ngắn nhất có thể. Qua đó bạn có thể quảng bá doanh nghiệp hay cửa hàng của mình một cách rộng rãi, vừa tạo dựng được thương hiệu vừa bán hàng được tốt hơn.
Nguồn: suno.vn
Bài viết liên quan: