Từ một công ty khởi nghiệp trong gara Google đã vươn mình trở thành gã khổng lồ công nghệ nghìn tỷ USD. Bí quyết nào đã giúp họ làm được điều đó. Cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Năm 1999, các nhân viên của Google từng tụ tập quanh bàn đánh bóng bàn để nghe một bài thuyết trình có thể thay đổi tương lai của công ty. John Doerr, thành viên mới của hội đồng quản trị và cựu nhân viên của Intel, đã giới thiệu về OKR (Mục tiêu và kết quả then chốt). Khi áp dụng, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc tính toán để tạo ra những kết quả then chốt để hiện thực hóa mục tiêu trong thời hạn nhất định.
Đây là kỹ thuật tư duy đã giúp đưa Google từ một công ty khởi nghiệp từ gara ô tô đến đế chế công nghệ trị giá hàng nghìn tỷ USD như ngày nay. Theo Larry Page, đồng sáng lập của Google, đến nay công ty vẫn sử dụng kỹ thuật này. Hệ thống trên cũng được nhiều công ty lớn như Slack và Dropbox áp dụng.
OKR giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đo lường thành công và giúp các tổ chức đi đúng hướng khi đối mặt với sự gián đoạn. Dưới đây là chia sẻ của một cựu giám đốc dự án của Google và một số nhân viên cấp cao của Slack, Dropbox về OKR.
2 câu hỏi OKR mà trả lời
Doerr biết về hệ thống này từ giáo sư Andy Grove, người đã phát minh ra hệ thống OKR của Intel và thường được coi là “cha đẻ của OKR”. Vào những năm 1970, khi tham gia một khóa học tại Intel, Grove cho biết phương pháp OKR nên trả lời hai câu hỏi: “Chúng ta muốn đi đâu?” và “Làm thế nào để biết được khi chúng ta đến đó?
Mục tiêu là nơi bạn muốn đến và kết quả chính là điều giúp bạn biết mình đã đạt được mục tiêu. Khi cựu giám đốc dự án Niket Desai rời Google để thành lập một doanh nghiệp khác, ông đã áp dụng phương pháp OKR để đưa ra cấu trúc cho công ty mới. Desai nói với Business Insider: “Chúng tôi thường tạo danh sách những việc cụ thể cần làm hơn là những việc mang tính định hướng”.
Đặt mục tiêu cao hơn
Nếu đạt được OKR dễ dàng, mục tiêu bạn đặt ra không đủ cao. Desai cho biết sứ mệnh cao cả của Google là “sắp xếp thông tin của thế giới và khiến cho nó có thể truy cập được trên toàn cầu”.
Vị cựu giám đốc lấy ví dụ: “Nếu muốn giảm cân trong năm mới, hãy đặt mục tiêu ‘thực hiện lối sống lành mạnh hơn để đem lại hạnh phúc cho chính mình’ thay vì chỉ đơn thuần là giảm cân. Các cột mốc để đạt được mục tiêu cũng cần có định hướng và đo lường được. Bạn có thể tự đưa ra chế độ luyện tập như chạy bộ hàng ngày hoặc ăn một bữa 600 calo 10 lần/tuần”.
Làm việc thông minh hơn
Theo Andrew Fong, phó chủ tịch phụ trách cơ sở hạ tầng của Dropbox, OKR khuyến khích bạn làm việc thông minh hơn chứ không nhất thiết phải chăm chỉ hơn. Tập trung vào các kết quả bên ngoài, thay vì các cột mốc nội bộ của công ty.
Thu hẹp sự tập trung
OKR đem lại sự rõ ràng cả trong tình huống khẩn cấp. Khi đặt mục tiêu, hãy giới hạn ở một số lượng nhất định bởi nhiều hơn sẽ khiến bạn quá tải.
Để nhân viên viết OKR
Ngoài việc công bố OKR hàng năm, công ty có thể khuyến khích nhân viên viết OKR cá nhân trong năm. Desai cho biết phương pháp này giúp phát triển tư duy chiến lược của thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Ngoài ra, hãy để nhân viên đóng góp ý kiến trong OKR của công ty.
Dùng OKR để cho thấy bạn xứng đáng được tăng lương
Yêu cầu tăng lương trong bối cảnh toàn thế giới đang phải đối mặt với suy thoái là điều không dễ dàng. Google không dùng OKR để đánh giá hiệu suất nhưng nó có thể giúp nhân viên ghi nhớ thành tích của mình.
Rick Klau, một đối tác điều hành cấp cao của Google Ventures, cho biết tại một hội thảo dành cho nhân viên vào năm 2012: “Bạn có thể sử dụng để tóm tắt đóng góp của mình cho công ty và tác động của chúng. Nếu không được tăng lương trong suy thoái, OKR vẫn giúp đánh giá tốt hơn thành tích của bạn”.
Nguồn CafeBiz
Bài viết liên quan: