10 mẹo tìm kiếm Co-founder phù hợp khi khởi nghiệp kinh doanh

Tùy thuộc vào các mục tiêu chính của startup và nền tảng chuyên môn của bạn, bạn có thể tìm kiếm bất cứ ai sẵn sàng hợp tác với bạn hoặc bạn có thể thực hiện việc “tuyển dụng” công khai để tìm ra những co-founder tiềm năng và phù hợp.

#1Xác định các giá trị cốt lõi của bạn

Hãy sử dụng các giá trị cốt lõi vững chắc và được xác định rõ ràng để quyết định và chọn ra những co-founder phù hợp
Hãy sử dụng các giá trị cốt lõi vững chắc và được xác định rõ ràng để quyết định và chọn ra những co-founder phù hợp

Cho dù bạn thuê một nhân viên, chọn một nhà cung cấp, hay chọn một người đồng sáng lập, hãy sử dụng các giá trị cốt lõi vững chắc và được xác định rõ ràng để quyết định và chọn ra những người phù hợp.

Bạn mong muốn tìm một người giúp doanh nghiệp của bạn tăng cao khả năng cạnh tranh hơn? Bạn có muốn cân bằng cuộc sống và công việc hay sẽ tập trung vào kinh doanh 24/7? Chú ý tránh sử dụng các giá trị như sự trung thực, tính toàn vẹn và chất lượng để lựa chọn nhân sự vì đây là điều hiển nhiên mà bất kì công ty nào cũng sẽ hướng tới. Hãy tập trung vào các giá trị khiến bạn thực sự khác với những giá trị khác, điều này sẽ giúp bạn tìm được những nhân tố tiềm năng và khác biệt để đồng hành với mình. 

#2 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bạn

10-meo-tim-kiem-co-founder-phu-hop-khi-khoi-nghiep-kinh-doanh2

Tất cả chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu, đó là một thực tế của cuộc sống. Điều quan trọng là bạn biết cách tận dụng thế mạnh và giảm thiểu điểm yếu của mình, đặc biệt trong kinh doanh thì điều này là cực kì quan trong.
Các co-founder tương lai có thể là những người giống bạn về suy nghĩ, cách làm việc, tuy nhiên hãy cân nhắc xem điểm mạnh của họ có thể bổ sung cho điểm yếu của bạn hay không và ngược lại. 
Ví dụ, nếu bạn là người chi tiêu hào phóng cho các chiến dịch Marketing, chiến dịch quảng cáo, hãy tìm một người có khả năng quản lý ngân sách tốt hoặc biết các tối ưu các chi phí sao cho mỗi đồng bỏ ra đều mang về lợi ích cho công ty bạn, một người đủ sáng suốt để “kìm hãm” lại bạn. Hoặc ít nhất, bạn sẽ không chọn những người cũng hào phóng như bạn, quá “bay bổng” và sẵn sàng chi cho những khoản không chắc sẽ mang lại lợi nhuận.

#3 Viết một “mô tả công việc” cụ thể dành cho các co-founder

Tìm kiếm co-founder cũng tương tự như khi bạn đăng tin tuyển dụng, bạn càng viết ra cụ thể và chi tiết những gì bạn mong muốn ở người bạn đồng hành, bạn càng dễ dàng tìm ra họ cũng như những người thực sự phù hợp với mình.

Hãy lên một danh sách cụ thể những đầu việc mà bạn mong muốn co-founder sẽ làm cùng mình, cùng những tiêu chí, điều kiện dành cho họ.

Ví dụ, bạn cần tìm một co-founder góp vốn để mở cửa hàng thời trang bán quần áo với mức lợi nhuận / hùn vốn 30-70 và bạn cần một người có gu thời trang tốt, biết nhiều về các thương hiệu, hãy viết những điều này ra như một mô tả chi tiết để chính bản thân bạn hình dung. Khi đã đọc đi đọc lại và có những ấn tượng cơ bản về co-founder lý tưởng, khi thực sự gặp được họ bạn sẽ nhận ra và không bỏ lỡ.

#4 Tham gia các trang web “mai mối” trực tuyến cho các đối tác kinh doanh.

Những người đồng sáng lập là đối tác kinh doanh cho các công ty khởi nghiệp, vì vậy đừng ngại tham gia và khám phá các trang web như StartupWeekend, StartupAgents và CoFoundersLab… (các trang web kết nối doanh nhân, đối tác, những người làm kinh doanh với nhau) 

Một địa chỉ được nhiều founder đánh giá cao chính là CoFoundersLab. CoFoundersLab được mệnh danh là “mạng lưới lớn nhất cho các doanh nhân – những người sáng lập đang tìm cách xây dựng và mở rộng quy mô doanh nghiệp”. Trang web này được thiết kế đặc biệt để tạo điều kiện kết nối giữa các doanh nhân cùng chí hướng. Tính đến nay, có hơn 300.000 doanh nhân trên mạng này từ hơn 140 quốc gia khác nhau.

Hoặc, bạn cũng có thể bắt đầu các cuộc thảo luận về việc khởi nghiệp trong các blog kinh doanh của các doanh nhân, các diễn đàn. Những người có hứng thú với chủ đề của bạn và tham gia thảo luận có thể sẽ là các co-founder tiềm năng trong tương lai. Đừng bỏ qua họ!

#5 Theo dõi các cộng sự từ các nhiệm vụ trước đó

Nếu bạn bị ấn tượng với khả năng của một đồng nghiệp cũ của mình khi cùng nhau làm việc trước đây, bây giờ là lúc kết nối lại để kiểm tra sở thích và sự phù hợp của họ như một ứng viên cho vị trí co-founder cùng với bạn. 
Đã có rất nhiều công ty startup ra đời mà trong đó các co-founder chính là đồng nghiệp cũ với nhau, hay những người đã từng có thời gian làm việc và hợp tác ngắn hạn. Và việc tìm kiếm người đồng sáng lập công ty trong nhóm này có thể nói là sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội tìm ra những đối tác chất lượng, hiệu quả hơn.

#6 Thảo luận về các hoàn cảnh bất lợi có thể trải qua

Mỗi doanh nghiệp và mọi quan hệ đối tác sẽ trải qua ít nhiều những thời kỳ khó khăn như gặp khó khăn về tài chính, thiếu hụt tiền mặt, nhân viên rời đi, khách hàng chấm dứt hợp đồng … Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ cũng như sự hợp tác giữa các co-founders.
Do đó, hãy dảm bảo bạn và người đồng sáng lập của bạn đủ chiến lược để đối phó với thời gian khó khăn và có khả năng chịu được áp lực Hãy dành thời gian để nói chuyện với tất cả các đối tác tiềm năng của bạn.

#7 Mở rộng phạm vi tìm kiếm của bạn

Một sự thật là, đối tác hay co-founder của bạn có thể đến từ bất kì đâu trên thế giới, từ một khu vực địa lý khác biệt và nền văn hóa kinh doanh khác nhau.

Mỗi cơ sở hạ tầng hay một khu vực, quốc gia đều sở hữu những người thông minh từ mọi nền văn hóa, và, nhiều người trong số họ có thể sẵn sàng mang lại năng lượng và sự sáng tạo mới mẻ cho sự khởi đầu kinh doanh của bạn.

Nếu như có thể học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển, chắc chắn doanh nghiệp của các bạn sẽ thực hiện được những bước tiến vượt bậc so với các công ty, doanh nghiệp có cùng mô hình kinh doanh hay có sự tương đồng về sản phẩm, dịch vụ khác.

#8 Cùng xác định các mốc thời gian quan trọng và các số liệu cho việc khởi động

10-meo-tim-kiem-co-founder-phu-hop-khi-khoi-nghiep-kinh-doanh3

Quá trình này là thử thách cuối cùng cho một tầm nhìn chung và phong cách làm việc team-work. Xây dựng một công ty startup là công việc khó khăn và có nhiều bất ngờ không thể đoán trước, do đó hãy tiến hành xác định các mốc thời gian, số liệu trước khi tiến hành vận hành doanh nghiệp chính thức. 

Cụ thể, hãy phân chia rõ ràng trong việc hưởng lợi nhuận cũng như các công việc đảm đương của từng co-founder, tránh tình trạng phân bì người làm nhiều, người làm ít giữa các founder trong công ty của bạn.

Theo blog.webico.vn