Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng và không phải ai khởi nghiệp cũng thành công. Thông thường, các startup thất bại không phải vì họ “lười” hay ý tưởng kinh doanh của họ quá kém. Đa phần, họ thất bại vì thiếu chiến lược, thiếu kiến thức kinh doanh. Vậy làm thế nào để tồn tại sau 3 năm khởi nghiệp? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
“Gắn chân” cho ý tưởng
Để tồn tại sau 3 năm khởi nghiệp, ý tưởng kinh doanh/ sản phẩm của bạn cần phải có một “đôi chân”. Nó cần phải chạy theo xu hướng và phải đủ sức hấp dẫn với thị trường trong một thời gian dài. Tại vì sao? Thị trường luôn thay đổi. Nếu sản phẩm của bạn chỉ biết “đứng yên”, nó sẽ “lỗi thời” và sớm bị đào thải.
Sản phẩm của bạn đang “hot”, đang bán chạy, nhưng bạn cần phải chuẩn bị trước cho sản phẩm tiếp theo. Nếu thị trường thay đổi mà sản phẩm mới chưa sẵn sàng, chắc chắn dòng tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Bổ sung kiến thức thị trường
Thị trường tạo ra tiền. Nhưng để thu được những đồng tiền đó, bạn cần phải có kiến thức. Không có kiến thức về thị trường đồng nghĩ với việc không có lợi nhuận.
Mỗi hoạt động trong kinh doanh, từ khảo sát, phát triển ý tưởng cho đến marketing, sales… đều tốn chi phí. Có kiến thức, hiểu biết về thị trường sẽ giúp bạn giảm thiểu được thời gian và chi phí bỏ ra cho mỗi hoạt động.
Phòng thủ
Mỗi kế hoạch kinh doanh cần phải chuẩn bị cho cả 2 mặt:
- Đặt chân vào thị trường, “tấn công” đối thủ cạnh tranh
- Phòng thủ
Hầu hết các startup chỉ lo tấn công và quên mất rằng mình cũng cần phải “phòng thủ”. Đó cũng là một lý do khiến họ thất bại.
Khi kinh doanh, bạn cần phải có kế hoạch “phòng thủ”. Bạn phải sẵn sàng trước chu kỳ kinh tế, trước sự thay đổi của thị trường, những luật pháp không thể tránh khỏi và sự tấn công bất ngờ của đối thủ…
Một trong những yếu tố quan trọng, giúp giảm khả năng thất bại trong kinh doanh đó là: Theo dõi những kẻ tấn công và lập kế hoạch phòng thủ cho riêng mình.
Tự tin
Tự tin là yêu cầu “tối cần thiết” của người lãnh đạo. Sẽ không có người lính nào đi theo một vị tướng hèn nhát ra chiến trường. Trong kinh doanh cũng vậy, nếu sếp thiếu tự tin thì nhân viên cũng vì đó mà không cố gắng hết sức. Nhưng làm thế nào để có thể tự tin? Hãy chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng. Càng chuẩn bị tốt, bạn càng tự tin.
Ngoài ra, chuẩn bị trước mọi thứ sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt trong kinh doanh đồng thời khuyến khích nhân viên cố gắng hơn trong công việc.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Ngay cả các tập toàn lớn nhất thế giới cũng cần phải thuê các chuyên gia về tư vấn. Vậy thì tại sao bạn lại không?
Nếu bạn không đủ kiến thức trong một lĩnh vực nào đó, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác giỏi hơn. Những góp ý từ người cố vấn, nhân viên, thậm chí là người thân, bạn bè… sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Họ có thể giúp bạn tránh khỏi những sai lầm dù lớn hay nhỏ.
Làm mọi điều cần thiết
Kiên trì và lạc quan là 2 yếu tố gắn liền với nhau, giúp tạo nên sự thành công của một startup. Trên con đường kinh doanh, có thể bạn sẽ gặp những rào chắn, những khó khăn. Nhưng quan trọng là bạn phải kiên nhẫn, tìm mọi cách để có thể khắc phục vấn đề. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa chỉ vì người sáng lập từ bỏ trong khi tình hình còn có thể cứu vãn.
Nguồn: suno.vn
Bài viết liên quan: