Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một loại của cổ phần trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Với mỗi loại cổ phần khác nhau thì tên gọi và quyền nghĩa vụ của các cổ đông cũng khác nhau.
Nhiều cá nhân, tổ chức muốn góp vốn vào công ty cổ phần nhưng không biết chọn loại cổ phần nào, bài viết dưới đây Luật Phamlaw sẽ đưa ra một vài khía cạnh cơ bản của cổ phần ưu đãi biểu quyết để quý khách hàng có thể hiểu được. Các quy định được áp dụng dưới đây thuộc Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014. Cụ thể như sau:
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong bốn loại của cổ phần ưu đãi bên cạnh cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi biẻu quyết được định nghĩa tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có ưu đãi hơn các cổ đông khác ở chỗ cổ đông này có nhiều phiếu biẻu quyết hơn so với các cổ đông khác không sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. Tổ chức, cá nhân được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Theo đó không phải tổ chức, cá nhân nào cũng được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết mà chỉ có hai chủ thể sau đây được sở hữu, cụ thể là:
- Tổ chức được Chính phủ ủy quyền.
- Cổ đông sáng lập (Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần).
Pháp luật quy định như vậy vì Công ty cổ phần là công ty duy nhất phát hành cổ phần và mang tính đối vốn rõ nét. Vì thế nếu không quy định chặt ché về các cổ đông trong công ty thì công ty rất dê bị sụp đổ do một vài cổ đông nhất định. Vậy, páp luật quy định chỉ có hai chủ thể được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết vì tránh cho một vài cổ đông nhất định làm ảnh hưởng đến tiễn độ hoạt động, sản xuất của công ty.
3. Quyền, nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
Thứ nhất. Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Thứ hai. Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Quyền của cổ đông phổ thông bao gồm:
- Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mọi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
- Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có nghĩa vụ sau:
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
- Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết “cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?”, Quý độc giả hãy liên hệ ngay ONESE theo số hotline 0903408006 để được tư vấn một cách đầy đủ nhất.
Nguồn phamlaw.com
Bài viết liên quan: