Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên, các thành viên có quan hệ gần gũi, tin tưởng nhau mà lập ra “góp danh”, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu.
1. Quá trình phát triển của xu thế
Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, các nhà kinh doanh đã sáng tạo ra các loại hình công ty khác nhau, có những loại hiện vẫn tồn tại và phát triển, có những loại không phát triển và có xu hướng mất dần. Trong nội dung này chỉ giới thiệu những loại hình công ty phổ biến hiện đang tồn tại và phát triển. Có nhiều căn cứ để phân loại công ty. Nếu căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty và ý chí của nhà lập pháp, dưới góc độ pháp lý người ta chia công ty thành hai loại cơ bản là: Công ty đối nhân và công ty đối vốn.
Trong lịch sử phát triển của công ty đối nhân là loại hình công ty xuất hiện sớm nhất. Loai hình công ty đối nhân thường tồn tại dưới dạng: Công ty hợp danh, công ty hợp danh hưu hạn, công ty hợp danh TNHH. Tuy nhiên sức ép cạnh tranh cua rnền kinh tế thị trường, các công ty này gạp phải rất nhiều kho khăn. Cho nên, đã có xu hướng thay đổi của nhiều hệ thống pháp luật của các nước điều chỉnh loại hình này có sự thay đổi khác nhau, tuy theo đặc điểm và xu hướng phất triển của từng nước.
2. Khái niệm về công ty đối nhân
Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên, các thành viên có quan hệ gần gũi, tin tưởng nhau mà lập ra “góp danh”, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân công ty không bị đánh thuế. Hầu hết pháp luật các quốc gia đều không quy định tư cách pháp nhân cho công ty đối nhân, nó xuất hiện giao dịch với bên ngoài với tính chất cá nhân, song nó khác cá nhân ở chỗ là các thành viên khi giao dịch với bên ngoài đều nhân danh “hãng” chung công ty. Các thành viên công ty cùng nhau điều hành hoạt động của công ty và đều có quyền đại diện theo pháp luật.
Về phương diện kinh tế, các công ty đối nhân do tính liên đới chịu hách nhiệm vô hạn của các thành viên nên họ có thể được các ngân hàng dễ dàng cho vay vốn. Mặt khác, do tính liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các công ty đối nhân thường không đầu tư vào khu vực có nhiều rủi ro, trong thực tế công ty đối nhân thường hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi độ tin cậy giữa các thành viên, trình độ chuyên môn cao như: dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kiến trúc, giám định…
Về phương diện pháp lý, công ty đối nhân là loại hình công ty trong đó các thành viên có quan hệ gắn bó, hiểu biết và tin tưởng nhau do đó pháp luật rất ít quy định bắt buộc đối với họ.
3. Phân loại công ty đối nhân
Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản: Công ty hợp danh và Công ty hợp vốn đơn giản.
Về công ty hợp danh, có thể tham khảo bài viết: Công ty hợp danh là gì ? Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh
Về công ty hợp vốn đơn giản: Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (thành viên góp vốn).
Công ty hợp vốn đơn giản về cơ bản giống công ty hợp danh, điểm khác biệt cơ bản so với công ty hợp danh là công ty hợp vốn đơn giản có 2 loại thành viên với những địa vị pháp lý khác nhau.
– Thành viên nhận vốn (hay còn gọi là thành viên quản trị) là người quản lý, sử dụng vốn, người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty. Thành viên này chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty, có quyền quản trị công ty, đại diện cho công ty trong các quan hệ đối ngoại, thành viên nhận vốn chỉ là cá nhân.
Họ có quyền lấy tên của mình để đặt tên cho công ty, bởi họ là thương nhân.
– Thành viên góp vốn là người bỏ vốn ra cho công ty kinh doanh với mong muốn được chia lợi nhuận. Thông thường, tên của các thành viên góp vốn cũng không công khai trong danh bạ thương mại của công ty mà chỉ có trong hợp đồng thành lập công ty, họ không có tư cách thương nhân. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty. Việc góp vốn của thành viên này chủ yếu là bằng tiền mặt, tuy nhiên họ cũng có thể góp vốn bằng tài sản hiện vật nhung không thể góp vốn bằng các giá trị tinh thần như uy tín trong kinh doanh, công lao… Loại vốn góp này chỉ dành cho các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn mà thôi. Thành viên góp vốn không có quyền đại diện cho công ty ttong các quan hệ đối ngoại, nếu họ đứng ra thay mặt công ty thực hiện các giao dịch thì sẽ mất quyền hưởng TNHH. Thành viên góp vốn chỉ có quyền trong quan hệ nội bộ của công ty. Tên hãng của công ty hợp vốn đơn giản cũng chỉ ghi tên của thành viên nhận vốn. Sự ra đời của công ty họp vốn đơn giản đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, một khi họ không muôn vào công ty hợp danh do tính chịu trách nhiệm vô hạn của tất cả các thành viên.
Theo các nhà nghiên cứu về công ty thì công ty hợp vốn đơn giản có mầm mống từ thời Trung cổ và thịnh hành nhất ở Italia do sự phát triển của thương mại hàng hải. Ở Pháp, từ năm 1673 đã có luật lệ quy định về công ty này. Theo đó, khi thành lập công ty, bắt buộc các đương sự phải làm họp đồng viết, trong đó phải phân biệt rõ tư cách thành viên “thủ tư” (người nhận vốn) và thành viên “xuất tư” (người góp vốn). Sự phân biệt này là bắt buộc để các đối tác của công ty không bị nhầm lẫn về trách nhiệm giữa hai loại thành viên.
Sự ra đời của loại hình công ty này cũng rất thú vị, thoạt tiên là để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp giàu có trong xã hội (giới quý tộc) như: Tầng lớp quý tộc, quan toà, thầy tu, những người có địa vị cao trong xã hội muốn bỏ tiền ra kinh doanh kiếm lời nhưng không muốn xuất đầu, lộ diện trước công chúng với tư cách là một thương nhân. Những người này vì địa vị xã hội cao quý, vì quy chế nghề nghiệp không cho phép họ hành nghề thương mại. Bên cạnh đó có một lý do nữa là có những người không muốn vào công ty hợp danh do tính chịu ttách nhiệm liên đới vô hạn của các thành viên.
Công ty hợp vốn đơn giản đã từng “một thời vang bóng” cùng với công ty hợp danh, đã góp phần đáp ứng nhu cầu cho nhiều người có tài kinh doanh nhưng lại ít vốn, những người có nhiều tiền nhưng lại không có điều kiện để trực tiếp kinh doanh. Công ty hợp vốn đơn giản ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác có hiệu quả giữa các tầng lớp người trong xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại và sự xuất hiện của Công ty cổ phần, thi loại công ty này đang dần bị quên lãng. Liệu đó có phải là lý do mà các nhà lập pháp Việt Nam không quy định loại hình công ty này trong Luật Doanh nghiệp, mặc dù có rất nhiều hội thảo, rất nhiều công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… “tụng ca” về công ty họp vốn đơn giản. Các nhà khoa học thường có cách tư duy lãng mạn để sáng tạo, còn các nhà lập pháp, họ có cách nhìn thực tế.
Luật Doanh nghiệp của Việt Nam quy định về công ty hợp danh, nhưng lại quy định trong công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Như vậy, trên thực tế có thể có công ty hợp danh chỉ có một loại thành viên hợp danh, có công ty họp danh vừa có thành viên hợp danh vừa có thành viên góp vốn mà khoa học pháp lý gọi là công ty hợp vốn đơn giản.
4. Đặc điểm của công ty đối nhân
Công ty đối nhân có các đặc điểm:
1) Thành viên Công ty có sự quen biết tin cậy lẫn nhau và đây là yếu tố quan trọng nhất để các thành viên liên kết thành lập Công ty, họ không chú ý nhiều đến phần vốn góp vào Công ty của mỗi thành viên;
2) Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu cuả mình (chịu trách nhiệm vô hạn) về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty;
3) Nhìn chung, Công ty đối nhân không có tư cách pháp nhân;
4) Công ty đối nhân ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tổ chức, quản lý và hoạt động. Trong lịch sử phát triển Công ty, Công ty đối nhân là loại hình Công ty kinh doanh ra đời đầu tiên trong các loại Công ty và xuất hiện vào khoảng thế kỉ XII. Theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, Công ty đối nhân tồn tại ở hai dạng chính: Công ty hợp danh (hợp danh thông thường) và Công ty hợp vốn đơn giản (hợp danh hữu hạn). Luật doanh nghiệp được ban hành năm 4999, luật doanh nghiệp được ban hành năm 2005 chỉ quy định về một loại hình Công ty đối nhân được gọi tên là Công ty hợp danh.
5. Vấn đề còn tồn tại và phương án xử lý
Qua quá trình tìm hiểu các hình thức pháp lý của loại hình công ty đối nhân tại một số quốc gia và đối chiếu với loại hình công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp của nước ta, có thể nhận thấy, loại hình công ty hợp danh đang có nhiều điểm khác biệt và tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập.
Vì thế, để loại hình công ty hợp danh có thể phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam thì cần thiết xem xét các giải pháp sau:
Đầu tiên có thể thấy pháp luật các nước thường quy định sự tồn tại của một số hình thức công ty đối nhân khác nhau. Sự đa dạng các hình thức công ty đối nhân góp phần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tại các quốc gia này có thể lựa chọn các loại hình công ty phù hợp với nhu cầu, mong muốn. Tuy nhiên, trái ngược với các quốc gia khác, Luật Doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay chỉ quy định duy nhất một loại hình công ty đối nhân là công ty hợp danh. Điều này góp phần làm hạn chế sự phát triển của các hình thức công ty đối nhân tại Việt Nam và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tư.
Hai là, pháp luật hầu hết các quốc gia đều tách bạch rõ ràng hình thức pháp lý của các loại hình công ty đối nhân. Thông thường, pháp luật các nước điều chỉnh mỗi hình thức của công ty bằng từng đạo luật riêng biệt. Việc điều chỉnh bằng từng đạo luật riêng biệt giúp cho các quy định của pháp luật đối với từng loại hình công ty trở nên đầy đủ, chặt chẽ và giảm được sự mâu thuẫn. Trong Luật Doanh nghiệp , quy định về hình thức pháp lý của công ty hợp danh vẫn còn dấu vết của công ty hợp danh hữu hạn. Hay nói cách khác, “pháp luật Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại của cả loại hình công ty hợp vốn đơn giản vào trong công ty hợp danh”. Việc quy định gộp cả hai loại công ty thành một loại công ty làm cho các quy định pháp luật trở nên thiếu chặt chẽ và không phản ánh đúng bản chất pháp lý của từng loại hình công ty. Đây cũng là một trong các lý do làm cho loại hình “công ty hợp danh hầu như không phát triển mấy ở Việt Nam”22. “Số lượng các công ty hợp danh đã được thành lập theo Luật Doanh nghiệp rất khiêm tốn”. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhanh chóng tách bạch rõ ràng hình thức pháp lý của công ty hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn. Cần thiết xây dựng riêng chế định pháp luật về công ty hợp danh hữu hạn và chuyển các quy định về loại hình thành viên góp vốn sang chế định pháp luật của công ty hợp danh hữu hạn. Công ty hợp danh chỉ tồn tại duy nhất một loại hình thành viên là thành viên hợp danh. Đồng thời, nên tham khảo kinh nghiệm xây dựng các loại hình công ty đối nhân của nước ngoài; từ đó quy định công ty hợp danh bắt buộc phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên; công ty hợp danh hữu hạn cần thiết phải có ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn. Điều này góp phần làm cho các quy định về cả hai công ty này rõ ràng, chặt chẽ và tránh sự mâu thuẫn.
Nguồn luatminhkhue.vn
Bài viết liên quan: