Để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp người ta thường dựa vào chỉ số ROA. Vậy ROA là gì và cách tính ROA như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ số ROA là gì
Chỉ số ROA được viết tắt của từ Return on Assets. Dịch ra và hiểu theo nghĩa tiếng Việt, ROA là chỉ số về lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lợi nhuận của công ty so với tài sản mà công ty đó đã có và đầu tư. Chỉ số ROA này sẽ cho bạn thấy được hiệu quả công ty trong việc đầu tư qua những tài sản và thu lại lợi nhuận như thế nào.
Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì
Để hiểu được về ý nghĩa của chỉ số ROA này bạn sẽ cần phải nắm rõ về cách tính tài sản của chỉ số này. Tài sản của 1 công ty sẽ bao gồm cả vốn của chủ sở hữu công ty và vốn mà công ty đó thực hiện vay bên ngoài. Tất cả mọi hoạt động của công ty đều sẽ do 2 nguồn vốn này duy trì.
Khi nhìn vào chỉ số ROA, người ta sẽ biết doanh nghiệp đó kiếm được lợi nhuận bao nhiêu và hưởng được lãi bao nhiêu trên 1 đồng vốn tài sản. Chỉ số ROA sau khi được tính toán sẽ cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo ra từ số vốn mà công ty đó đầu tư. Vì thế ROA được xem là con số biết nói của các doanh nghiệp.
Từ chỉ số ROA, người ta cũng biết được doanh nghiệp đó có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư hay không. Khi tính chỉ số ROA, nếu càng cao sẽ càng chứng tỏ được rằng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp cao, tỷ lệ kiếm lãi trên 1 đồng vốn của doanh nghiệp cũng tỷ lệ thuận theo.
Chỉ số ROA này giúp cho các doanh nghiệp chẳng cần phải phân bua nhiều vì giấy trắng mực đen đã rõ ràng. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào chỉ số này và đánh giá về thực lực khả năng thành công của công ty đó ra sao. Nếu chỉ số ROA cao, bức tranh tài chính của công ty đương nhiên cũng sẻ trở nên đẹp và ấn tượng hơn nhiều.
Trên sàn chứng khoán, chỉ số ROA càng giúp cho cổ phiếu của công ty trở nên có giá và bán được nhiều, nhận được số tiền đầu tư cao hơn.
Cách tính chỉ số ROA
Để tính được chỉ số ROA, bạn có thể tính theo công thức sau đây:
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (chính là lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản của doanh nghiệp.
Bạn có thể học theo công thức này để tính toán ra chỉ số ROA và giúp cho bức tranh tài chính trở nên đẹp hơn cũng như xác định được công ty mình đang có tình hình kinh doanh ra sao.
Vậy chỉ số ROA như thế nào là tốt
Chỉ số ROA so với chỉ số ROE ít quan trọng hơn nhưng qua những ý nghĩa mà chúng tôi đã nêu ra thì đương nhiên không thể xem nhẹ chỉ số này. Mối quan hệ giữa 2 chỉ số này cũng cho thấy được tình hình tài chính của công ty.
Chỉ số ROA lớn hơn 7.5% được đánh giá là đủ năng lực tài chính
Theo như tiêu chuẩn quốc tế đánh giá, chỉ số ROA của 1 doanh nghiệp nếu đạt từ 7.5% trở nên thì sẽ được xem là đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên nếu như chỉ có chỉ số ROA trong 1 năm thì con số này chưa nói lên được điều gì về doanh nghiệp đó. Thường thì giới đầu tư sẽ theo dõi về chỉ số này trong thời gian ít nhất 3 năm liền kề nhau.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp nào có thể duy trì được chỉ số ROA này lớn hơn hoặc bằng 10% trong suốt 3 năm liên tục thì đó mới được xem là doanh nghiệp có tiềm năng, thực lực và sự ổn định. Những doanh nghiệp như thế sẽ được giới chuyên môn đánh giá cao và xem xét để đầu tư.
Ngoài ra thì chỉ số ROA này cũng được đánh giá về mức độ ổn định của doanh nghiệp. Nếu như chỉ số ROA này có tịnh tiến đều thì nghĩa là doanh nghiệp đó làm ăn ổn định, lợi nhuận tốt. Nếu chỉ số ROA lên xuống thất thường thì nghĩa là doanh nghiệp đó còn bấp bênh và chưa thật sự hiệu quả.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Như đã nói bên trên, chỉ số ROE còn quan trọng hơn là chỉ số ROA đối với 1 doanh nghiệp. Hai chỉ số này có mối tương quan mà các nhà đầu tư sẽ phải nhìn nhận và đánh giá cả 2 chỉ số này cùng nhau.
Ta lấy ví dụ đơn giản như sau: Công ty A & công ty B có vốn chủ sở hữu lần lượt là 100 tỷ & 200 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của công ty A là 10 tỷ đồng và công ty B là 40 tỷ đồng. Nợ của công ty A là 0 đồng và của công ty B là 80 tỷ đồng.
Qua ví dụ này chúng ta sẽ có những nhận xét như sau:
- Chỉ số ROE của cả 2 công ty A và B đều là 20%, nghĩa là hiệu suất LNST/ VCSH của cả 2 công ty này đều giống nhau, hiệu quả sử dụng vốn rất tốt.
- Tuy nhiên công ty A không vay nợ còn công ty B vay nợ tới 80 tỷ đồng. Tỷ lệ Nợ/VCSH = 80 tỷ/ 200 tỷ = 40%.
- Công ty A sử dụng vốn tính ra sẽ tốt hơn so với công ty B vì công ty B mang nợ và dù sớm hay muộn thì công ty B cũng sẽ phải đem lợi nhuận kiếm được để trả nợ.
Ta có thêm: Tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ
Từ đó ta suy ra:
- ROA của Công ty A = 20 / 100 =20%
- ROA của Công ty B = 40 / (200 +80) = 14.3%
- Từ con số trên đây ra có thể tính được ra rằng công ty A sử dụng vốn tốt hơn hẳn so với công ty B.
Chúng ta cần có thêm lưu ý sau đây:
- Cty X có chỉ số ROE (X) = 20%, ROA (X) = 15%
- Cty Y có chỉ số ROE (Y) = 30%, ROA (Y) = 5%
- Xét theo 2 chỉ số này thì Cty X sẽ được đánh giá cao hơn Cty Y.
Ngoài ra công thức về đòn bẩy tài chính còn cho ta thấy thêm điều khác:
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
Từ đó có thể thấy rằng 1 chỉ số ROA và ROE giống như 2 chỉ số bổ trợ cho nhau. Nếu đánh giá sẽ cần phải xét tới cả 2 chỉ số này và tránh đánh giá chủ quan chỉ dựa trên ROA hay ROE vì có thể sẽ khiến bạn sai lầm trong quyết định lựa chọn đầu tư.
Ví dụ về chỉ số ROA
Chúng tôi sẽ chỉ ra một ví dụ để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chỉ số ROA dưới đây:
Một công ty A có tổng tài sản là 4 triệu USD, thu nhập ròng của công ty này là 1,5 triệu USD. Theo công thức tính ta có chỉ số ROA của công ty A này là 37.5%.
Công ty B có khoản thu nhập là 1,5 triệu USD tính trên tổng số tài sản 9 triệu USD. Và theo công thức chỉ số ROA của công ty B là 16.67%.
Từ việc so sánh chỉ số ROA của 2 công ty này, chúng ta nhận thấy rằng công ty A kinh doanh hiệu quả hơn nhiều so với công ty B.
Lời kết
Qua những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn có thể nắm rõ hơn về chỉ số ROA là gì và hiểu ý nghĩa đem lại từ chỉ số này cho chúng ta biết điều gì rồi chứ. Nếu như bạn đang muốn giải đáp thêm thắc mắc nào, có thể liên hệ với onese.com.vn để được tư vấn trực tiếp nhé.
Nguồn taxplus.vn
Bài viết liên quan: