Khi được hỏi “Bạn sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bản thân còn trẻ?”, giáo sư Moran Cerf đã không ngần ngại chia sẻ những bài học quý giá của mình. Theo ông, đây là những điều ông muốn đưa ra cho chính mình khi còn trẻ:
1. Đầu tư vào các mối quan hệ
Các sinh viên thường hỏi tôi với tư cách là một giáo sư kinh doanh, rằng đâu là khoản đầu tư có giá trị nhất. Tôi nửa đùa nửa thật: “Các mối quan hệ, vì chúng rẻ”. Nếu bạn mua cho ai đó một chiếc bánh sandwich và kèm theo đó là một số cuộc trò chuyện, 6 tháng sau bạn đã hình thành được một mối quan hệ mới.
Đây là sự thật: Khoảng 18% công ty khởi nghiệp thất bại vì bất đồng và xích mích giữa những người sáng lập. Căng thẳng tài chính lớn nhất đối với hầu hết mọi người là ly hôn, và điều khiến mọi người căng thẳng nhất là một mối quan hệ không lành mạnh. Hiện tại, đầu tư vào việc tìm kiếm đúng người bao gồm cả đối tác trong kinh doanh và trong cuộc sống là rất quan trọng.
2. Tính giá trị thời gian
1 giờ của từng giai đoạn trong cuộc đời sẽ có những giá trị khác nhau. Đặc biệt khi bạn còn trẻ, khoảng thời gian này là vô cùng quý giá. Vì vậy trước khi đánh đổi 1 giờ ấy, hãy cân nhắc xem việc lãng phí đó có xứng đáng hay không.
Đừng tiếc dành 5 năm đầu tiên để lấy bằng cấp hoặc tìm một công việc phù hợp với mình. Những năm tháng giữa những năm 20 và giữa những năm 30 tuổi là vô giá. Bạn nên học cách nhận ra giá trị của thời gian càng sớm càng tốt, vì đó là một trong số ít tài sản mà bạn không thể tích luỹ.
3. Thay đổi cách suy nghĩ về may mắn
Hầu hết chúng ta nghĩ đến sự may mắn khi chúng ta muốn điều gì đó khó có thể xảy ra. Tương tự như vậy, chúng ta nghĩ rằng chúng ta không may mắn khi phải đối mặt với điều không muốn xảy ra.
Đây là một cách để định lượng may mắn: Hãy dừng lại và tưởng tượng đâu là phương án tốt nhất trong tình huống đó. Thực tế, phần lớn trong chúng ta thường không hài lòng về cuộc sống hiện tại. Bởi vậy những ước muốn là vô hạn, và nó vô tình cuốn chúng ta vào vòng xoáy tham vọng không có hồi kết.
Thay vì mong chờ vận may đến, chúng ta có thể thay đổi cách tư duy. Ví dụ nếu bạn đang đọc những dòng này, điều đó có nghĩa là bạn có máy tính hoặc điện thoại di động, bạn biết chữ và đủ sức khỏe để quan tâm đến cuộc sống xung quanh mình.
4. Chấp nhận rủi ro tài chính tỷ lệ thuận với tuổi đời
Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta có đủ khả năng để mắc sai lầm và thử lại. Ở độ tuổi này, không cố gắng là sai lầm lớn nhất. Đặc ân của tuổi trẻ đó là được giúp đỡ. Cho đến 50, khi bạn cần đến sự giúp đỡ từ gia đình hay một ai đó, đó là thất bại. Nhưng khi bạn còn trẻ, đó là học hỏi. Vì vậy, hãy nỗ lực nhiều hơn chúng khi còn trẻ.
5. Hãy nổi loạn
Nổi loạn thường đi kèm những rắc rối. Nhưng như đã đề cập ở trên, tuổi trẻ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Bạn nên rèn luyện bản thân để làm những việc mở rộng ranh giới nhiều nhất có thể. Lịch sử cho thấy rằng việc vượt qua ranh giới và nổi loạn (dưới các hình thức hoạt động tích cực, ý kiến, liên doanh kinh doanh, nghiên cứu và nhiều lĩnh vực khác) là những bài học hữu ích.
Nếu mọi người đi bên phải và bạn huấn luyện bộ não của mình để nghĩ “điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đi bên trái”, ít nhất bạn sẽ biết rằng có những lựa chọn khác. Có thể trong thời gian thích hợp, bạn sẽ đạt được một ý tưởng mà không ai nghĩ ra hoặc tìm ra một con đường mới mà không ai nhìn thấy.
Những thiên tài có những ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời không hẳn là những người có IQ ngất ngưởng, cũng không phải họ may mắn hơn. Họ chỉ là những người dám nghĩ, dám làm, biết nắm bắt cơ hội.
6. Đừng chạy theo đam mê
Gần đây tôi đã có một cuộc trò chuyện với 2 đồng nghiệp – Giáo sư Scott Galloway từ Trường Kinh doanh Stern và Sinan Aral, từ Sloan của MIT. Scott cho rằng: “Hãy theo đuổi đam mê của bạn” là một lời khuyên tệ hại. Thay vào đó, hãy làm theo những gì bạn giỏi và thực hiện nó đầy tâm huyết. Nó sẽ dần trở thành đam mê của bạn. Mọi người yêu thích những gì họ làm khi họ làm điều đó một cách hoàn hảo.
Chia sẻ của Moran Cerf, Giáo sư khoa học thần kinh và kinh doanh Trường Quản lý Kellogg trên Business Insider.
Nguồn CafeBiz
Bài viết liên quan: