Sau khi lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thì việc rà soát lại xem còn sai sót gì hay không là điều cần thiết. Vậy có những sai sót gì thường gặp? Cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
I. Về ghi nhận các chỉ tiêu theo kế toán, thuế: Những sai sót trên BCTC thường gặp như
- Số dư các tài khoản không khớp với sổ chi tiết
– Số dư tài khoản ngân hàng không khớp với số trên thông báo của ngân hàng;
– Giá trị còn lại của các khoản chi phí trả trước trên bảng phân bổ chi phí trả trước không khớp với số trên chỉ tiêu trên BCTC
– Số dư trên chỉ tiêu HTK không khớp với số dư trên bảng Nhập xuất tồn;
- Bù trừ số dư nợ, có của công nợ phải thu, phải trả dẫn tới các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán bị sai.
Các chỉ tiêu bao gồm:
- Phải thu khách hàng;
- Trả trước cho người bán;
- Phải trả người bán;
- Khách hàng trả tiền trước
- Số dư trên chỉ tiêu Thuế GTGT được khấu trừ khác với số dư trên chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT nhưng chưa có bảng giải trình.
Do sự chênh lệch giữa chính sách thuế và quy định về hạch toán kế toán dẫn tới sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, khi có sự chênh lệch, kế toán cần làm bảng giải trình, note lại những sự chênh lệch để theo dõi/giải trình khi cần.
- Những sai sót liên quan tới Hàng tồn kho
- Hàng tồn kho âm thời điểm mặc dù số dư cuối năm các tài khoản hàng tồn kho vẫn dương.
- Bán mặt hàng A nhưng xuất kho nhầm sang mặt hàng B;
- Nhập, xuất sai số lượng so với hóa đơn
- Gộp các mặt hàng khác nhau vào cùng một mã hàng do tên các mặt hàng có tính chất tương tự nhau.
- …….
Để kiểm tra, phát hiện ra những lỗi sai sót trên. Có một công cụ hỗ trợ rất tốt là Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa.
Cách đọc sổ chi tiết vật tư để phát hiện mình sẽ chia sẻ ở những bài sau.
- Công ty dịch vụ thực hiện dịch vụ vào tháng n, nghiệm thu vào tháng n+1…. Nhưng không treo lại chi phí.
Việc các doanh nghiệp dịch vụ thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ có nghiệm thu vào tháng sau rất nhiều.
Theo quy định, những doanh nghiệp này phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu tính thuế, ghi nhận thuế GTGT đầu ra tại ngày nghiệm thu dịch vụ hoàn thành (tức là tháng sau tháng phát sinh cung cấp dịch vụ). Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải treo lại 1 khoản chi phí tương ứng với doanh thu đó.
Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đưa toàn bộ chi phí phát sinh trong năm vào 632 dẫn tới việc chi phí tính thuế sai tăng.
- Không phân tách ngắn, dài
Các tài khoản cuối năm, kế toán cần tách thành ngắn hạn, dài hạn như: chi phí trả trước, vay…. Nhưng kế toán chưa thực hiện công việc này.
- Ghi nhận nghĩa vụ thuế TNDN bị sai
Rất nhiều phần mềm kế toán đang tính thuế TNDN phát sinh trong năm theo công thức
Thuế TNDN = lợi nhuận kế toán trước thuế * thuế suất.
Một vấn đề mà kế toán cần nắm rõ là Lợi nhuận kế toán trước thuế là lợi nhuận được ghi nhận theo quy định của chế độ, chuẩn mực kế toán. Nó khác hoàn toàn so với Thu nhập tính thuế TNDN do những chênh lệch giữa kế toán và thuế.
Số thuế TNDN phát sinh trong năm phải được lấy từ Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu số 03/TNDN).
- Số dư công nợ bảo hiểm (3383, 84, 89 (86) không khớp với thông báo bảo hiểm tháng 12) nhưng không có bảng giải trình
- Ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện ghi nhận, ghi nhận sai nguyên tắc tài khoản 3387
Một số ví dụ như:
– Một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt xuất hóa đơn để thu tiền theo yêu cầu của khách hàng. Khi xuất hóa đơn, công ty ghi nhận thuế đầu ra và doanh thu chưa thực hiện.
– Hợp đồng mua bán có điều khoản trả lại hàng nhưng kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn ngay tại thời điểm bán hàng;
– Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ. Khi thu tiền của khách hàng không xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu tính thuế, ghi nhận thuế GTGT đầu ra. Hoặc, có xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu, thuế GTGT nhưng ghi nhận luôn là doanh thu theo kế toán.
– …..
- Ghi nhận chi phí chưa hợp lý
Các ví dụ điển hình như:
– Ghi nhận chi phí xăng dầu đối với các đơn vị kinh doanh vận tải nhưng không có căn cứ ghi nhận: Bảng kê cung đường vận chuyển, lịch trình xe.
– Đơn vị sản xuất chưa xây dựng định mức sản xuất, chạy định mức không nhất quán;
– Ghi nhận chi phí lãi vay toàn bộ vào 635 mà không vốn hóa đối với những đơn vị có vay để xây dựng, hình thành tài sản dở dang;
– Chi phí tiền lương chưa có đủ hồ sơ, chứng từ chứng mình khoản chi đó hợp lý, hợp lệ.
– Chi các khoản phụ cấp, tiền thưởng không đủ hồ sơ hoặc không phù hợp với loại hình của doanh nghiệp và từng vị trí trong công ty.
– Và các khoản chi mang tính chất cá nhân, không phù hợp với công ty nhưng vẫn ghi nhận vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN
– Hàng cho, biếu, tặng, hàng mẫu có ghi nhận chi phí nhưng không xuất hóa đơn để ghi nhận thuế đầu ra
– ……
II. Về tờ khai quyết toán thuế TNDN: Những sai sót trên BCTC thường gặp như
- Liên quan tới phụ lục chuyển lỗ
– Không làm phụ lục chuyển lỗ khi năm nay thu nhập tính thuế dương;
Nếu lãi được chuyển lỗ các năm trước bù trừ với lãi của năm nay. Nguyên tắc chuyển lỗ quy định rõ trong TT 78/2014.
– Lấy số lỗ trên bảng cân đối kế toán để đưa lên phụ lục chuyển lỗ;
Phải lấy trên các tờ khai thuế TNDN các năm trước để lên
- Liên quan tới các chỉ tiêu B1-B14
Do không nắm rõ bản chất các chỉ tiêu này, do đó, kế toán thương lúng túng hoặc bỏ qua không điền dẫn tới những sai sót.
Cụ thể mình sẽ chia sẻ ở bài “ Y nghĩa các chỉ tiêu trên tờ khai 03/tndn”
- Xác định sai hoặc không xác định chỉ tiêu M – tiền chậm nộp của khoản chênh lệch từ 20% trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN
Rất nhiều đơn vị có lợi nhuận tính thuế dương, trong năm có nộp thuế TNDN tạm tính nhưng chưa tới 80% tổng số thuế TNDN phải nộp trong năm không tính tiền chậm nộp này.
Hoặc;
Có doanh nghiệp đã tính nhưng chỉ điền vào ô đến ngày….khi đó phần mềm tự tính dẫn tới bị sai số tiền chậm nộp.
Nguyên nhân là do: mức tiền chậm nộp được tính theo tỷ lệ 0,03% (áp dụng từ 1/7/2016). Tuy nhiên, phần mềm vẫn đang tính trên mức 0,05%.
Để nắm được bản chất, các bạn nghiên cứu lại TT 151/2014 có hiệu lực từ ngày 15/11/2014
III. Về tờ khai quyết toán thuế TNCN: Những sai sót thường gặp trên Báo cáo tài chính như
- Cá nhân thuộc diện khấu trừ toàn phần nhưng vẫn kê vào phụ lục số 1 để quyết toán và ngược lại;
- Cá nhân thuộc diện được làm bản cam kết số 02 nhưng vẫn không xóa cột thuế TNCN trong phụ lục số 02.
- Cá nhân không đủ điều kiện làm bản cam kết số 02 nhưng vẫn làm và không tính thuế TNCN phải nộp;
- Phản ánh sai chỉ tiê số 21 và 22 trên tờ khai tổng hợp;
- Cá nhân không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán nhưng vẫn tích vào ô ủy quyền quyết toán
- Ghi nhận sai số tiền được giảm trừ gia cảnh
- Tính sai thu nhập chịu thuế TNCN;
- ……..
Nguồn: simba.vn
Bài viết liên quan: