Bạn đang kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống. Bạn băn khoăn không biết mình cần phải nộp những loại thế nào? Số tiền nộp là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
3 mức thế mà hộ kinh doanh phải nộp
Hộ, cá nhân kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ đóng thuế theo hình thức khoán, cụ thể họ phải đóng 3 loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nếu mức doanh thu hàng năm của gia đình, cá nhân kinh doanh trên 100 triệu mới phải đóng thuế, ngược lại thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống, sẽ được miễn thuế.
Mức đóng thuế môn bài đối với dịch vụ ăn uống
Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định, mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
Doanh thu bình quân năm | Mức thuế môn bài cả năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm. |
Hạn nộp thuế môn bài: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
*Lưu ý:
- Nếu hộ gia đình đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
- Nếu đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
Ví dụ: Hộ kinh doanh của ông A bắt đầu kinh doanh bán phở từ tháng 8/2021 và doanh thu của 4 tháng kinh doanh là 80 triệu đồng (trung bình 20 triệu đồng/tháng). Như vậy, doanh thu tương ứng của 1 năm là 240 triệu đồng (nằm trong khoản doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm). Do, ông A bắt đầu kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm nên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm, tức số tiền thuế môn bài là 150.000 đồng.
- Tuy nhiên, theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài thì khi bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng cuối năm hay 6 tháng đầu năm.
Cách tính thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.
Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế GTGT | x | Tỷ lệ % thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNCN | x | Tỷ lệ % thuế TNCN |
Trong đó:
Tỷ lệ % thuế: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:
- Tỷ lệ % thuế GTGT là 3%
- Tỷ lệ % thuế TNCN là 1.5%
Doanh thu tính thuế
Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể về cách tính thuế TNCN và Thuế GTGT theo phương pháp khoán như sau:
- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Tức là nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế thì:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 1: Hộ gia đình bà B kinh doanh dịch vụ ăn uống có doanh thu trung bình mỗi tháng là 70 triệu. Trong quá trình kinh doanh hộ kinh doanh phải chi những khoản phí sau: Phí thuê nhà 10 triệu, phí thuê nhân viên 6 triệu, phí mua thực phẩm 25 triệu, tiền điện nước 2 triệu.
Vì vậy doanh thu khoán của hộ kinh doanh trung bình mỗi tháng là:
70 – (10+7+25+3) = 25 triệu.
Mức thuế GTGT hộ kinh doanh của bà B phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 3% = 25 triệu x 3% = 750.000 (VNĐ).
Mức thuế TNCN mà hộ kinh doanh của bà B phải nộp =Doanh thu tính thuế TNCN x 1.5% = 25 triệu x 1.5% = 375.000 (VNĐ).
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn C mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Khi Ông C đi đăng ký kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán nên cơ quan thuế quản lý ông ấn định Doanh thu tính thuế khoán của ông là 40 triệu/tháng.
Như vậy: Ông C thuộc diện phải nộp thuế khoán vì (Doanh thu 12 tháng = 40 triệu x 12 = 480 triệu lớn hơn 100 triệu).
=> Cách tính thuế khoán phải nộp như sau:
Số thuế môn bài phải nộp = 500.000/năm
Số thuế GTGT phải nộp = 40 triệu x 3% = 1.200.000/tháng
Số thuế TNCN phải nộp = 40 triệu x 1,5% = 600.000/tháng
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống
- Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
- Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
- Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
Nguồn: ttax.vn
Bài viết liên quan: