Kế toán công ty du lịch có những đặc điểm chung của loại hình doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Ngoài những đặc điểm chung của ngành thì kế toán công ty du lịch cũng có những nghiệp vụ riêng biệt. Vậy công việc của kế toán du lịch là làm những gì? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Đặc điểm của kế toán du lịch
– Do sản phẩm trong ngành dịch vụ thường không có hình thái vật chất cụ thể nên không cần nhập, xuất kho và cũng không tính giá sản phẩm dở dang.
– Sản phẩm trong ngành du lịch là sự tổng hợp của nhiều dịch vụ khác nhau, là sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều bộ phận: dịch vụ vận tải, dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống,…
– Kế toán du lịch Phải theo dõi doanh thu và chi phí theo hợp đồng, theo tour du lịch.
– Chi phí do hướng dẫn viên thực hiện sẽ được ứng trước tiền theo tour, khi kết thúc tour, hoặc hợp đồng mới thanh toán với phòng kế toán.
– Các dịch vụ đa dạng, phong phú, mang tính tổng hợp nên sử dụng nhiều chứng từ bổ sung, mang tính nội bộ, được thiết kế riêng cho phù hợp với từng loại dịch vụ.
– Hoạt động dịch vụ mang tính thời vụ, rất phụ thuộc thời tiết.
– Du lịch thường có du lịch trong nước và du lịch nước ngoài, phần du lịch nước ngoài, vé máy bay sẽ có thuế suất GTGT khác với GTGT du lịch trong nước.
– Giá cả mang tính linh động cao tùy thuộc vào tùy từng thời điểm, tùy từng dịch vụ, nhà cung cấp.
– Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong sản phẩm dịch vụ thường rất nhỏ, không đáng kể. Chi phí chủ yếu chính là chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại (kế toán du lịch làm những gì)
2. Các công việc của kế toán du lịch làm những gì?
2.1 Các công việc hàng ngày kế toán du lịch làm những gì?
– Lập kế hoạch chi phí chi tiết cho từng tour về: nhân sự, xe cộ, ăn ngủ…
– Thu thập danh sách khách du lịch, kiểm duyệt dự chi để hạn chế tối thiểu chi phí ko cần thiết, liên hệ và làm việc với các nhà cung cấp (khách sạn, xe khách….) để giảm thiểu tối đa chi phí nếu có thể. Tối thiểu liên hệ 3 nhà cung cấp để báo giá.
– Dựa trên bảng đăng ký danh sách người đi tour tiến hành mua bảo hiểm cho khách tour.
– Nhắc nhở điều hành tour phải thực hiện đúng hành trình, mọi chi phí phát sinh đều phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ
– Theo dõi tour du lịch. Thu thập đầy đủ hóa đơn chứng từ đầu vào liên quan đến tour để cân đối chi phí hóa đơn đầu vào và doanh thu bán ra.
– Phân loại tour du lịch trong nước và tour du lịch nước ngoài. Phần du lịch nước ngoài, vé máy bay sẽ có thuế suất GTGT khác với GTGT du lịch trong nước.
– Quyết toán toàn bộ tour du lịch sau khi tour kết thúc (kế toán du lịch làm những gì)
2.2 Công việc cuối kỳ kế toán du lịch làm những gì?
a. Lập các báo cáo quản trị và báo cáo tài chính
– Lập báo cáo quản trị hiệu quả của tour du lịch, chi phí tour du lịch
– Lập báo cáo tài chính năm
– Quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN
b. In và sắp xếp chứng từ gốc
– Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in hàng tháng.
– Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý (kế toán du lịch làm những gì)
– Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn đầu ra:
- Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm bảng kê
- Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm bảng kê
Hóa đơn đầu vào:
- Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
- Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.
Lương, thưởng: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:
+ Hợp đồng lao động + chứng minh thư phô tô
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ (kế toán du lịch làm những gì)
c. In và đóng quyển
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Sổ nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng (kế toán du lịch làm những gì)
– Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
d. Kiểm tra đối chiếu lại
– Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
– Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
– Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
– Kiểm tra các khoản phải trả
– Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
– Đầu vào và đầu ra có cân đối
– Kiểm tra ký tá có đầy đủ
– Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
– Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp.
Trên đây là những công việc cơ bản của kế toán trong công ty du lịch – trả lời câu hỏi kế toán du lịch làm những gì? Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thể hình dung được việc này cần làm những gì. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: ketoanviethung.vn
Bài viết liên quan: