Một số startup được hậu thuẫn bởi Warburg Pincus, Goldman Sachs, JD.com hay Shopee, Amazon đều nhằm vào tầng lớp thu nhập khá ở Việt Nam bởi mua sắm trực tuyến và các hình thức thanh toán mới đang bùng bổ.
Băng qua các con phố đông đúc của TP HCM trên chiếc Honda, Hồ Đức Quang đang vội vã đi giao hàng cho nền tảng thương mại điện tử Tiki. Quang, 25 tuổi, cần nhanh chóng giao xong số hàng gồm đồ chơi, sách và các gói hàng khác do Tiki cam kết giao trong 2 giờ. Anh sử dụng tai nghe AirPods để thông báo trước cho khách hàng rằng mình sắp đến, song có một thứ làm chậm nhịp độ của shipper này. Quang phải chờ khách hàng mở hàng, xác nhận đúng hàng trước khi khởi hành chuyến tiếp theo. Thao tác này đôi khi là bắt buộc với những người thiếu niềm tin vào mua hàng trực tuyến.
Mỗi ngày, Quang len lỏi giữa thành phố 9 triệu dân để làm công việc giao hàng. Anh là một phần trong chiến dịch giành giật khách hàng của các nền tảng thương mại điện tử. Nhiều khách hàng cũng lần đầu mua sắm trực tuyến do dịch bệnh ngăn cản họ ra đường. Tuy vậy thị trường bán hàng trực tuyến Việt Nam chưa hẳn là miếng bánh béo bở, bởi chỉ khoảng 1/3 người trưởng thành có tài khoản ngân hàng và chưa đầy 5% có thẻ tín dụng. Hầu hết mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống.
Một số startup được hậu thuẫn bởi Warburg Pincus, Goldman Sachs, JD.com hay Shopee, Amazon đều nhằm vào tầng lớp thu nhập khá ở Việt Nam. Giai đoạn 2016-2020, 1,9 tỷ USD đã đổ vào lĩnh vực kinh tế số. Ralf Matthaes, Giám đốc quản lý Infocus Mekong Research nhận xét Việt Nam đang trong giai đoạn đầu trở thành xã hội số với dân số trẻ, yêu công nghệ. Những công ty này phải cạnh tranh lẫn nhau để cung cấp dịch vụ.Euromonitor International ước tính thương mại điện tử chỉ chiếm 3% thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020, thấp nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng tiềm năng là vô cùng hấp dẫn. Báo cáo từ Google, Temasek, Bain&Co chỉ ra, nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng 29% so với năm 2020.
Việt Nam đặt mục tiêu mua sắm trực tuyến chiếm 10% doanh số bán lẻ vào năm 2025. Cơ quan quản lý muốn giảm thanh toán tiền mặt để tạo ra nền kinh tế hiện đại, minh bạch hơn thông qua tăng giao dịch phi tiền mặt cho dịch vụ công và cải thiện khung pháp lý cho thanh toán điện tử.
Một liên minh do Alibaba và Baring Private Equity Asia đầu tư 400 triệu USD đổi lấy 5,5% cổ phần trong CrownX thuộc Masan. Ở chiều ngược lại, Masan sẽ hợp tác với Lazada, nền tảng thương mại điện tử của Alibaba tại Đông Nam Á. Kenny Ho, Giám đốc đầu tư Đông Nam Á của Alibaba, khẳng định sự kết hợp giữa chuyên môn bán lẻ trực tuyến của Alibaba, nền tảng Lazada tại Việt Nam, mạng lưới của Masan sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ để hiện đại hóa thị trường bán lẻ Việt.
Tuy vậy, người Việt đa phần vẫn cảnh giác với mua sắm qua mạng. Thực tế chứng minh chất lượng hàng hoá đôi khi không giống với quảng cáo từ nhà bán. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, người Việt Nam không tin tưởng những gì mà họ không nhìn thấy. Thông thường, họ cần phải biết họ đang mua cái gì. Họ phải ngửi nó và chạm vào nó.Tháng 1/2021, M-Service, startup đứng sau ví điện tử Momo cũng huy động hơn 100 triệu USD từ một nhóm đầu tư, có sự góp mặt của Warburg Pincus. Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được vây quanh bằng hình thức bán lẻ ưu tiên khách hàng vốn phổ biến trong các nền kinh tế phát triển.
Các nền tảng thương mại điện tử đua nhau tung ra chương trình tiếp thị, giảm giá. Startup ví điện tử cung cấp mã giảm giá.
Theo ông Matthase, dịch bệnh thúc đẩy bán lẻ kỹ thuật số khi có thêm 30% người Việt Nam mua sắm mọi thứ từ thực phẩm đến đồ điện tử qua mạng năm 2020. Còn Jeffrey Perlman, Giám đốc quản lý Warburg Pincus tại Singapore cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam thay đổi nhanh hơn các thị trường khác.
Nguồn: Vnexpress
Bài viết liên quan: