Có kỹ năng mềm có thể là yếu tố quyết định cơ hội thăng tiến hoặc vị trí việc làm cho các kế toán viên hoặc chuyên gia tài chính. Cùng xem 4 kỹ năng mềm nào cần có đối với vị trí kế toán qua bài viết sau đây.
Kỹ năng Quản lý thời gian
Đó là một kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ chuyên gia kế toán nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh phải chuyển sang làm việc từ xa. Trì hoãn công việc có thể khiến kế toán đi chệch hướng khi làm việc trong không gian ảo và phải đối mặt với nhiều thách thức khác.
Do tính chất chu kỳ của kế toán, mỗi nhân viên sẽ có nhiều cơ hội để trau dồi kỹ năng quản lý thời gian. Hầu hết các dự án quan trọng và các sản phẩm được giao sẽ diễn ra vào cùng một thời điểm trong năm, tùy thuộc vào tổ chức. Vì vậy, các kế toán viên có thể cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của mình với các công cụ kỹ thuật số.
Cụ thể, nếu làm việc trong một nhóm, kế toán viên có thể sử dụng bảng tính được chia sẻ với đồng nghiệp để theo dõi trách nhiệm của mỗi người đối với công việc được giao hoặc bất kỳ dự án nào mà nhóm đã ưu tiên. Đối với những người hành nghề kế toán, siêng năng sử dụng lịch có thể giúp duy trì thời hạn hoàn thành công việc và cuộc họp.
Một cách khác để phát triển kỹ năng quản lý thời gian là nói chuyện với người quản lý và đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. Họ có thể lên kế hoạch cho mình theo từng ngày để hoàn thành công việc với các dự án và nhiệm vụ khác nhau. Các kế toán viên thể hiện khả năng quản lý thời gian tốt sẽ có cơ hội làm việc mới và thăng tiến trong tổ chức.
Kỹ năng Tư duy phản biện
Tư duy phản biện – phân tích vấn đề và tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho những vấn đề đó – là một khía cạnh chính của nghề kế toán. Các tổ chức liên tục phải đối mặt với những thách thức tài chính mới.
Gần đây nhất, Covid-19 đã tạo ra một loạt yêu cầu cho đội ngũ kế toán và tài chính, bao gồm: phân bổ lại quỹ và quản lý tiền mặt, quản lý thay đổi bảng lương, phản ứng với những thay đổi pháp lý mới đối với thực tiễn báo cáo nội bộ và những thay đổi khác đòi hỏi kế toán viên phải suy nghĩ chín chắn, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Ngoài những thách thức bất ngờ như Covid-19, nhiều thách thức khác mà nhóm kế toán có thể lên kế hoạch. Đây cũng là yêu cầu mà các nhà tuyển dụng mong muốn kế toán viên có thể dự đoán các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Từ cái nhìn đầu tiên đến phân tích cuối cùng, các chuyên gia kế toán nên xem xét tất cả thông tin họ có và truyền đạt lý do tại sao một vấn đề xảy ra, những việc có thể làm trong tương lai để lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề đó.
Khi làm việc để phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, trước tiên, kế toán viên phải đặt câu hỏi về cách thức và lý do tại sao các quy trình được thực hiện theo cách riêng và tìm cách để quy trình có thể được thực hiện tốt hơn. Hoài nghi nghề nghiệp có thể giúp đảm bảo độ chính xác trong tất cả các nhiệm vụ, đồng thời giúp kế toán viên dễ dàng đặt ra những câu hỏi phù hợp và tìm ra nguyên nhân thay vì chỉ tin tưởng thông tin một chiều.
Kỹ năng giao tiếp
Các nhà tuyển dụng thường coi giao tiếp là kỹ năng hàng đầu đối với nhân tài kế toán và tài chính. Do đó, các kế toán viên cần phải có kỹ năng giao tiếp đặc biệt, cả bằng văn bản và lời nói. Các dự án quan trọng cần được thông báo một cách dễ hiểu cho các giám đốc điều hành và đồng nghiệp (đặc biệt nếu họ không quen với thuật ngữ kế toán hoặc tài chính) để đảm bảo hoàn thành đúng cách.
Điều quan trọng là kế toán viên phải nhận ra đối tác tiếp nhận thông tin của bạn là ai và cách tốt nhất để trình bày thông tin. Tránh sử dụng quá nhiều biệt ngữ và đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng có thể hiểu được thông tin, không chỉ các chuyên gia tài chính hay các đồng nghiệp kế toán.
Kỹ năng Cộng tác và làm việc nhóm
Sự hợp tác với đồng đội và các nhân viên khác là điều tối quan trọng đối với các chuyên gia kế toán. Nhóm kế toán và tài chính tiếp xúc với mọi lĩnh vực của DN, họ được kỳ vọng sẽ làm việc theo chức năng chéo và cộng tác tốt với các nhân viên khác. Các dự án liên quan đến các nhân viên khác như: ngân sách, dự báo dòng tiền hoặc lập kế hoạch chiến lược… có thể phức tạp và đòi hỏi mức độ cộng tác cao hơn.
Mặc dù kế toán viên có thể không dẫn dắt các dự án này cùng với các lãnh đạo công ty nhưng cuối cùng, họ sẽ phải gặp gỡ các nhóm trong toàn tổ chức. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng cộng tác rất quan trọng để tiếp tục phát triển. Một cách hữu ích trong việc luyện tập để trở thành một cộng tác viên mạnh mẽ hơn là dành thời gian trước cuộc họp để viết ra các câu hỏi và suy nghĩ để đưa ra cuộc trò chuyện.
Kế toán viên cần lên tiếng trong các cuộc họp và tạo thành một thói quen thường xuyên. Chuẩn bị các câu hỏi và tương tác với chủ đề sẽ khuyến khích các thành viên khác trong nhóm làm điều tương tự và tạo ra nhiều cuộc đối thoại, cộng tác hơn trong các cuộc thảo luận.
Nguồn: simba.vn
Bài viết liên quan: