Nợ dài hạn đến hạn trả là gì? Đặc điểm của của hình thức nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ dài hạn đến hạn trả là gì? Đặc điểm của của hình thức nợ dài hạn đến hạn trả như thế nào ? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nợ dài hạn đến hạn trả

Khái niệm

Nợ dài hạn đến hạn trả trong tiếng Anh là Current Portion Of Long-Term Debt, viết tắt là CPLTD.

Nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) là một phần trong bảng cân đối kế toán của công ty ghi lại tổng số nợ dài hạn phải trả trong năm hiện tại của công ty đó.

Ví dụ một công ty có nợ tổng cộng là 100.000 USD và 20.000 USD nợ sẽ đáo hạn và phải được thanh toán trong năm hiện tại, công ty sẽ ghi nhận 80.000 USD là nợ dài hạn và 20.000 USD dưới dạng nợ dài hạn đến hạn trả.

Nợ dài hạn đến hạn trả

Đặc điểm Nợ dài hạn đến hạn trả

Khi đọc bảng cân đối kế toán của công ty, các chủ nợ và nhà đầu tư sử dụng phần nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) để xác định xem một công ty có đủ thanh khoản để trả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn hay không.

Những người quan tâm sẽ so sánh số tiền này với tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện tại của công ty để đánh giá xem công ty thực sự có thể thực hiện các khoản thanh toán khi nợ đáo hạn hay không.

Một công ty có nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) lớn với vị thế tiền mặt tương đối nhỏ thường có rủi ro vỡ nợ cao hơn hoặc có khả năng không trả nợ đúng hạn. Do đó, người cho vay có thể quyết định không cấp nhiều tín dụng hơn cho các công ty này hay các nhà đầu tư có thể bán cổ phần của họ tại công ty này.

Nợ ngắn hạn so với Nợ dài hạn

Các doanh nghiệp phân loại các khoản nợ, hay nợ phải trả, của họ thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

– Các khoản nợ phải trả ngắn hạn là những khoản công ty phải thanh toán trong năm hiện tại, chẳng hạn như thanh toán tiền thuê nhà, các hóa đơn chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chi phí tiền lương, hóa đơn tiện ích và các chi phí hoạt động khác.

– Nợ dài hạn bao gồm các khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác có lịch trả nợ kéo dài hơn một năm. Cuối cùng, khi các khoản thanh toán cho các khoản nợ dài hạn đến hạn trong khung thời gian một năm tiếp theo, các khoản nợ này trở thành các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, được công ty ghi nhận là CPLTD.

Nếu một doanh nghiệp muốn giữ các khoản nợ của mình được phân loại là nợ dài hạn, họ có thể chuyển các khoản nợ của mình thành các khoản vay bằng các khoản trả nợ tăng vọt hoặc các công cụ có ngày đáo hạn muộn hơn.

Ví dụ: giả sử một công ty có khoản nợ dài hạn là 100.000 USD. Nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) của nó dự kiến là 10.000 USD cho năm tới.

Tuy nhiên, để tránh việc số tiền này được ghi nhận là một khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có thể thực hiện một khoản vay với lãi suất thấp hơn với khoản trả nợ tăng vọt trong 2 năm. Từ đó, nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) của công ty sẽ không tăng.

Trong các trường hợp khác, các khoản nợ dài hạn có thể tự động chuyển đổi sang CPLTD. Ví dụ, nếu một công ty phá vỡ một giao ước về khoản vay của mình, người cho vay có thể thực hiện quyền thu hồi toàn bộ khoản vay đến hạn.

Trong trường hợp này, số khoản vay đến hạn sẽ tự động chuyển từ nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD).

Ghi nhận Nợ dài hạn đến hạn trả trên Bảng cân đối

Để minh họa cách các doanh nghiệp ghi lại các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, hãy tưởng tượng một doanh nghiệp A được cấp khoản vay 100.000 USD, phải trả trong khoảng thời gian 5 năm.

Doanh nghiệp A ghi nợ khoản tín dụng 100.000 USD trong phần khoản phải trả, tại mục các khoản nợ dài hạn, đồng thời ghi có khoản tiền mặt 100.000 USD để cân đối sổ sách. Vào đầu mỗi năm tính thuế, doanh nghiệp A chuyển phần nợ đến hạn trả của năm đó sang phần nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán của công ty.

Giả sử nếu doanh nghiệp A phải trả 20.000 USD khoản trả nợ trong năm nay, số tiền nợ dài hạn sẽ giảm và số tiền nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) sẽ tăng trên bảng cân đối bằng với số tiền đó.

Khi doanh nghiệp A trả hết nợ mỗi tháng, nợ dài hạn đến hạn trả (CPLTD) sẽ giảm và tiền mặt của doanh nghiệp sẽ giảm.

Nguồn vietnambiz.com