Mô tả công việc kế toán thuế chi tiết và đầy đủ nhất

Một trong những công việc thu hút được khá nhiều sự chú ý của ứng viên hiện nay, phải kể đến kế toán thuế. Đây được coi là ngành nghề có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho các ứng viên ngày nay. Vậy, công việc của một kế toán thuế là gì? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

1. Đôi nét về vị trí kế toán thuế

mo-ta-cong-viec-ke-toan-thue-chi-tiet-va-day-du-nhat1

Kế toán thuế là một vị trí nhân viên trong hệ thống các vị trí công việc khác của kế toán. Có thể nói, với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào khi ra đời thì đều cần đến kế toán thuế để có thể ổn định và phát triển hơn.

Thực chất, kế toán thuế là một vị trí công việc phụ trách các vấn đề liên quan đến khai báo thuế trong các công ty, doanh nghiệp. Kế toán thuế chính là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước hay có thể nói, kế toán thuế chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước.

Có thể nói, kế toán thuế là một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi công ty, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh hiện nay. Nhiệm vụ của kế toán thuế chính là việc xác định các cơ sở liên quan để tính toán thuế phải nộp của doanh nghiệp với Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với Nhà nước.

2. Bản mô tả công việc kế toán thuế gửi tới bạn đọc

mo-ta-cong-viec-ke-toan-thue-chi-tiet-va-day-du-nhat2

Công việc của một kế toán thuế không phải ai cũng hiểu rõ. Kể cả cho dù bạn có học chuyên ngành kế toán đi chăng nữa thì việc biết và nắm bắt chính xác các công việc của kế toán thuế cũng không hẳn là hoàn toàn đầy đủ. Công việc của kế toán thuế tại các công ty, doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt và chênh lệch khá lớn so với sự hiểu biết của các bạn khi còn học trên ghế nhà trường.

Vậy, một kế toán thuế sẽ đảm nhận những công việc gì? Dưới đây sẽ là bản mô tả công việc kế toán thuế đầy đủ gửi tới các bạn độc giả để các bạn có thể tham khảo.

2.1. Thực hiện việc rà soát, đối chiếu chứng từ kế toán, xuất hóa đơn

Đây có thể được coi là công việc hàng ngày của một kế toán thuế. Việc rà soát, kiểm tra cũng như đối chiếu các chứng từ kế toán là khá quan trọng. Bởi đôi khi sẽ có những nhầm lẫn có thể xảy ra giữa số lượng sản phẩm xuất cũng như nhập hay sự nhầm lẫn về số tiền chi và thu liên quan khác. Vì thế, việc kiểm tra, đối chiếu nhằm mục đích cho thấy được việc các hóa đơn, chứng từ đúng như trong sổ sách hay báo cáo đã ghi chép lại.

Đôi khi nhầm lẫn nếu được phát hiện kịp thời thì có thể đưa ra được cách khắc phục, xử lý kịp lúc. Tuy nhiên, nếu không để ý mà phát hiện muộn thì hậu quả có thể ảnh hưởng khá lớn về sau. Vì vậy, việc kiểm tra hóa đơn và điều chỉnh các hóa đơn giá trị gia tăng khi có sự sai lệch là rất cần thiết và quan trọng với kế toán thuế.

2.2. Thực hiện việc theo dõi, hạch toán và lưu trữ tài liệu

Kế toán thuế là người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc tập hợp các hóa đơn, chứng từ phát sinh của công ty để theo dõi và thực hiện việc hạch toán. Công việc này khá quan trọng bởi thông qua đó, kế toán thuế có thể theo dõi được số lượng hàng xuất – nhập, số hàng tồn kho để từ đó xây dựng kế hoạch nên nhập hay sản xuất hàng để kịp thời cho ra thị trường.

Bên cạnh đó là việc hạch toán phân bổ và trích phí khấu hao chi phí sản xuất. Không chỉ vậy, các hóa đơn đầu vào, đầu ra còn giúp cho kế toán thuế thực hiện được việc theo dõi công nợ của khách hàng và nhà cung cấp. Từ đó, tiến hành công việc trả và thu hồi công nợ theo đúng thời hạn quy định.

Việc sắp xếp, bảo quản và lưu trữ hóa đơn, chứng từ liên quan cũng là công việc của kế toán thuế. Lưu trữ nhằm giúp cho việc đối chứng, kiểm tra thông tin về sau được thực hiện một cách tốt hơn.

2.3. Thực hiện việc theo dõi tình hình ngân sách, hoàn thuế của doanh nghiệp

Ngân sách luôn là vấn đề mà kế toán thuế cần phải quan tâm cũng như có sự chú ý sát sao. Một kế toán thuế sẽ phải trực tiếp theo dõi tình hình nộp các khoản thuế phát sinh kịp thời để tránh tình trạng bị phạt do nộp chậm. Thêm vào đó chính là việc theo dõi các khoản tiền chuyển đến, chuyển đi trong ngân hàng dựa trên sổ phụ hoặc các bản sao kê chi tiết liên quan. Điều này nhằm nắm bắt được chi tiết tình hình tài chính cũng như các vấn đề khác liên quan đến ngân sách của công ty, doanh nghiệp.

2.4. Thực hiện việc cập nhật những chính sách mới về luật thuế

Đây là công việc rất cần thiết với một kế toán thuế. Đất nước thay đổi và phát triển từng ngày, kéo theo đó là sự thay đổi về mọi mặt của đời sống để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Vì vậy, các luật thuế có sự đổi mới thì các kế toán thuế có nhiệm vụ phải cập nhật chi tiết, thường xuyên. Điều này nhằm đảm bảo chắc chắn rằng kế toán thuế sẽ có kế hoạch điều chỉnh công việc để phù hợp với quy định cũng như phù hợp với tính chất hoạt động của công ty, doanh nghiệp mình.

2.5. Thực hiện việc lập các báo cáo 

Kế toán thuế có nhiệm vụ lập báo cáo thuế định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Thêm vào đó là việc kê khai thuế hàng tháng với các giá trị khác nhau. Sau khi lập báo cáo và kê khai xong thì kế toán thuế có nhiệm vụ thực hiện quyết toán thuế. Đây sẽ là một chuỗi công việc liên quan đến nhau của kế toán thuế.

Bên cạnh đó, việc báo cáo sử dụng hóa đơn của công ty cũng là nhiệm vụ của một kế toán thuế.

Thông qua các báo cáo, kế toán thuế sẽ nắm chắc hơn tình hình của doanh nghiệp mình cũng như các hoạt động xuất – nhập của sản phẩm. Từ đó, tổng hợp lại để thực hiện tính toán và báo cáo cấp trên. Thực hiện việc quyết toán phù hợp, chi trả các khoản nợ Nhà nước để tránh bị phạt về sau.

2.6. Thực hiện lập báo cáo tổng hợp các loại thuế đặc biệt khác

Tổng hợp, báo cáo thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân là nhiệm vụ của một kế toán thuế. Bên cạnh đó là một vài loại thuế đặc biệt khác của công ty, doanh nghiệp mình.

Ở đây, kế toán thuế sẽ kê khai các loại thuế này theo từng giá trị nhất định để tránh nhầm lẫn và kiểm soát tốt hơn về lượng thông tin mà mình cần nắm bắt, giải quyết.

Thêm vào đó là thực hiện việc phân bổ thực hiện trích khấu hao tài sản cố định và kiểm tra bảng chi tiêu để tiến hành cân đối công việc một cách hợp lý, tránh dồn việc về sau.

2.7. Thực hiện hạch toán nghiệp vụ kế toán trên phần mềm

Sử dụng phần mềm kế toán là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi kế toán thuế hiện nay. Việc sử dụng phần mềm sẽ giúp kế toán thuế thực hiện công việc nhanh hơn, chính xác hơn, giảm được mức độ sai lệch không cần thiết.

Việc hạch toán các nghiệp vụ kế toán trên phần mềm kế toán nhằm đảm bảo thông tin đã được lưu trữ và tính toán một cách tỉ mỉ, cẩn thận và sự sai lệch sẽ được giảm xuống đáng kể.

Đây là công việc khá quan trọng bởi sau đó sẽ còn cần đến những thông tin này để thực hiện các công việc báo cáo tài chính cũng như thực hiện các công việc cuối năm.

2.8. Thực hiện các công việc liên quan đến cơ quan thuế

Là người nắm rõ tình hình về hoạt động của doanh nghiệp cũng như có kiến thức chắc chắn về thuế, vì vậy, khi được yêu cầu thì kế toán thuế sẽ là người trực tiếp làm việc với cơ quan thuế.

Không chỉ vậy, khi có vấn đề phát sinh trong công việc thì kế toán thuế cũng là người chịu trách nhiệm giải quyết và làm ổn thỏa các vấn đề phát sinh đó.

Trên đây là công việc của một kế toán thuế. Có thể nhận thấy rõ ràng đây là một công việc khá vất vả và khối lượng công việc của kế toán thuế khá lớn. Do đó, việc trở thành một kế toán thuế không phải là điều dễ dàng chút nào.

3. Trở thanh một kế toán thuế cần thỏa mãn yêu cầu gì?

Hiện nay, số lượng ứng viên theo chuyên ngành kế toán khá lớn đặc biệt là kế toán thuế. Vậy, nếu muốn trở thành một kế toán thuế thực thụ thì bạn cần phải đạt những yêu cầu gì?

Đối với vị trí quan trọng như kế toán thuế thì yêu cầu về bằng cấp là điều không tránh khỏi. Điều này nhằm đảm bảo ứng viên đã được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp về kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng. Bởi hơn hết, việc đào tạo nghiệp vụ kế toán là cả một quá trình cũng như sự hiểu biết về công việc kế toán không hề đơn giản chút nào.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là kinh nghiệm của ứng viên có được với vị trí kế toán thuế. Đây là công việc ưu tiên những người có kinh nghiệm với chức vụ kế toán thuế tương đương hoặc đã từng tham gia vào việc thanh kiểm tra hay thực hiện việc quyết toán thuế với cơ quan thuế. Bởi những người có kinh nghiệm là những người đã từng va chạm với những công việc, trường hợp đặc biệt trong quá trình làm kế toán thuế, vì vậy, họ có đủ bản lĩnh cũng như tư duy nhanh nhạy để giải quyết các trường hợp đó.

Thêm vào đó, trở thành kế toán thuế thì ứng viên cần phải có kỹ năng phân tích và báo cáo. Bởi dây sẽ là các kỹ năng được sử dụng khá thường xuyên và phổ biến trong công việc của một kế toán viên. Việc phân tích và tổng hợp báo cáo nhằm mục đích giải quyết, xử lý các vấn đề cũng như điều chỉnh kế hoạch công việc, báo cáo là để tổng hợp lại tất cả những giấy tờ, chứng từ hay các công việc trong phạm vi quản lý của kế toán thuế để cập nhật với cấp trên.

Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm kế toán như Misa, các phần mềm quản lý khác của công ty,….là yêu cầu bắt buộc của một kế toán thuế. Bởi một kế toán chịu trách nhiệm về thuế là một vị trí quan trọng nhưng lại không biết sử dụng các phần mềm kế toán thì điều này sẽ đặt ra một câu hỏi cho ứng viên về khả năng làm việc của họ với vị trí này.

Một điều cần thiết nữa với các ứng viên khi muốn trở thành kế toán thuế chính là việc am hiểu về Luật kế toán, các quy định về thuế, nội quy và quy chế của công ty. Đây là những quy định mà một nhân viên kế toán thuế bắt buộc phải biết và tuân theo. Bởi thuế là một lĩnh vực khá nhạy cảm với các doanh nghiệp, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng có sự ảnh hưởng khá lớn về sau.

Ngoài ra, ứng viên cũng cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận, có trách nhiệm với công việc và đặc biệt là khả năng chịu được áp lực cao. Bởi kế toán thuế phải để ý đến từng con số nhỏ nhất, nếu chỉ sai một số thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các giấy tờ khác. Do vậy, sự cẩn thận, tỉ mỉ chưa bao giờ là thừa với một kế toán thuế. Hơn hết, công việc này chịu khá nhiều áp lực từ công việc, cấp trên cũng như cơ quan thuế, do đó, việc có khả năng chịu được áp lực công việc và làm việc với cường độ cao là một yếu tố quan trọng của ứng viên khi muốn trở thành một kế toán thuế giỏi.

4. Kế toán thuế có những quyền lợi gì?

mo-ta-cong-viec-ke-toan-thue-chi-tiet-va-day-du-nhat3

Là một vị trí quan trọng, kế toán thuế sẽ được hưởng những quyền lợi và các đãi ngộ khá tốt với vị trí công việc. Đầu tiên, đây chính là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại và khả năng gắn bó lâu dài cho các ứng viên. Với những môi trường làm việc như các công ty, doanh nghiệp lớn thì sẽ là cơ hội cho các kế toán thuế có thể phát huy được năng lực của mình và là nơi để rèn luyện kỹ năng cũng như kiến thức về nghề nghiệp công việc của mình.

Thêm vào đó, khi là một nhân viên kế toán thuế chính thức thì bạn sẽ được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Không chỉ vậy, bạn sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội khác từ công ty như việc thưởng vào các dịp lễ lớn, thưởng lương tháng 13, sinh nhật, hiếu, hỷ,…. Các chuyến du lịch trong nước và quốc tế cũng sẽ là một trong những đãi ngộ mà bạn nhận được khi trở thành một kế toán thuế.

Một điều đặc biệt mà không thể không nhắc đến với vị trí kế toán thuế chính là mức thu nhập của vị trí công việc này. Trung bình, một kế toán thuế sẽ nhận được mức lương khoảng 12 triệu đồng, khoảng lương trung bình của vị trí công việc này sẽ từ 7 – 14 triệu đồng. Thực tế, với những công ty, doanh nghiệp lớn và bạn là một kế toán thuế có kinh nghiệm cũng như năng lực làm việc tốt thì mức thu nhập của bạn có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng. Đây là công việc mà bạn có thể tự thỏa thuận được mức lương mà mình mong muốn với trường hợp bạn phải có kinh nghiệm cũng như tự tin vào năng lực làm việc của mình.

Trên đây là bản mô tả công việc kế toán thuế chi tiết gửi tới các bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về vị trí kế toán thuế cũng như có thêm thông tin để định hướng được công việc trong tương lai của mình.

Nguồn: simba.vn